Tục ngữ ta có câu:
Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối
- Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ trên?
- Trong ba thành phố Hà Nội (21001′B), Huế (16024′B) và Thành phố Hồ Chí Minh (10047′B), hiện tượng nêu trong câu tục ngữ trên thể hiện rõ nhất ở thành phố nào? Tại sao?
* Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và chỉ đúng ở bán cầu Bắc.
- Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng -> ngày dài hơn đêm.
- Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc không ngả về phía Mặt Trời nên nhận được ít nhiệt và ánh sáng -> ngày ngắn hơn đêm.
* Trong ba thành phố Hà Nội (21001′B), Huế (16024′B) và Thành phố Hồ Chí Minh (10047′B), hiện tượng nêu trong câu tục ngữ trên thể hiện rõ nhất ở thành phố Hà Nội vì Hà Nội có vĩ tuyến xa Xích đạo hơn so với Huế và TP. HCM, vì càng xa Xích đạo thì độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều.
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?
Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, thương nhân Ấn Độ và Trung Quốc buôn bán với Đông Nam Á chủ yếu qua đường
Người Hi Lạp và La Mã cổ đại làm ra lịch dựa trên sự quan sát chuyển động của
Các vương quốc ở khu vực Đông Nam Á lục địa có ưu thế phát triển về ngành kinh tế nào dưới đây?
Cơ quan nào trong bộ máy nhà nước của A-ten có vai trò: bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc?
Văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc đã ảnh hưởng đến văn hóa Đông Nam Á như thế nào trong những thế kỉ đầu Công nguyên?
Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban ngày diễn ra thế nào?
Điều kiện tự nhiên nào có tác động lớn nhất đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã?
Vào ngày nào ở nửa cầu Nam ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23027’N?