a) Hãy chứng minh rằng tài nguyên nước ngọt rất quan trọng đối với sinh hoạt và sản xuất của con người.
b) Lấy ví dụ về tác động của con người đã làm cho thiên nhiên thay đổi theo hai chiều hướng tích cực, tiêu cực và khai thác thông minh các nguồn tài nguyên.
a) Nước ngọt là một trong những tài nguyên quan trọng hàng đầu và không thể thiếu trong sinh hoạt và sản xuất của con người.
- Trong đời sống: Nước ngọt dùng để phục vụ cho việc ăn uống, tắm rửa, sinh hoạt, nấu ăn,...
- Trong sản xuất: Nước ngọt đặc biệt quan trọng đối với ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi). Ngoài ra nguồn nước ngọt còn dùng trong công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch, giao thông vận tải,…
b) Con người tác động vào thiên nhiên làm thay đổi theo hai chiều hướng tích cực, tiêu cực và khai thác thông minh các nguồn tài nguyên là
- Thay đổi tích cực
+ Con người sử dụng và cải tạo đất đai khiến cho đất trở nên màu mỡ và phì nhiêu hơn.
+ Con người tăng cường trồng và bảo vệ rừng -> Tăng không gian sống của động vật, bảo vệ đất đai, hạn chế xói mòn, sạt lở đất,…
+ Con người khai thác nguồn năng lượng sạch: thủy triều, gió, Mặt Trời,… hạn chế sử dụng năng lượng than, dầu khí gây ô nhiễm môi trường.
- Thay đổi tiêu cực
+ Con người xả thải nước sinh hoạt, công nghiệp ra sông, biển -> ô nhiễm nguồn nước.
+ Khai thác rừng, đất, nước và khoáng sản quá mức -> Làm suy thoái đất, rừng, nước; cạn kiệt nguồn tài nguyên,…
Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Lấy Dạ Trạch làm nơi kháng chiến
Mơ ngày về đánh chiếm Long Biên
Nhiều năm kham khổ liên miên
Hỏi ai ngang dọc khắp miền sậy lau?”
Biện pháp nào sau đây thường không sử dụng để ứng phó trước khi xảy ra thiên tai?
Nhân tố nào sau đây quyết định đến sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất?
Công cuộc cải cách đất nước của Khúc Thừa Dụ có nội dung và ý nghĩa như thế nào?
Ở vùng đất đá thấm nước, nguồn nước nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông?
Thiên nhiên cung cấp những điều kiện cần thiết cho con người không gồm có
Khoảng thế kỉ VI, Vương quốc Phù Nam dần suy yếu. Tới thế kỉ VII, Phù Nam bị thôn tính bởi