Nước sông có độ pH là 4,0 chứng tỏ điều gì?
A. Nước sông bị ô nhiễm nặng
B. Nước sông sử dụng được bình thường
C. Tính acid trong nước cao
D. Nước sông chứa nhiều kiềm
- Độ pH nằm trong khoảng từ 0 - 14. Cụ thể như sau:
+ pH nước < 7: Nước có tính axit
+ pH nước = 7: Nước trung tính
+ pH nước >7: Nước có tính kiềm
Đáp án cần chọn là: C
</>
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, từ giữa tháng 9 đến trung tuần tháng 11 năm 2020, miền Trung liên tiếp xảy ra thiên tai có tính dị thường, 9 cơn bão và 02 áp thấp, trong đó có cơn bão số 9 (26 – 28/10/2020) là một trong 2 cơn bão mạnh nhất trong 20 năm qua vào khu vực này. Do tính chất phức tạp, khốc liệt của thiên tai, thời tiết khó lường, đặc biệt là mưa lũ với cường độ rất lớn, tập trung kéo dài nhiều ngày, vượt quá mức dự báo, cảnh báo nên đã gây thiệt hại nặng nề. Cụ thể, đã có 249 người chết, mất tích. Riêng bão đã làm 25 người, lũ là 78 người, sạt lở đất là 112 và thiên tai khác là 34 người chết và mất tích,... Ước tính thiệt hại về kinh tế trên 30.000 tỷ đồng.
(Nguồn: http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-dia-phuong/Thiet-hai-30000-ty-dong-do-thien-tai-di-thuong-o-mien-Trung/415798.vgp)
Tại sao bão thường xảy ra vào các tháng cuối năm ở miền Trung?
Thời kì từ ngày 21-31/01: Không khí lạnh (KKL) tiếp tục suy yếu và biến tính dần, do vậy trong ngày 21-24/01 các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời nhiều mây và có sương mù vào đêm và sáng, nhiệt độ có xu hướng gia tăng. Khoảng ngày 25-26/01 áp cao lạnh lục địa tăng cường yếu nên các tỉnh thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khả năng có mưa rào rải rác, nhiệt độ giảm nhẹ. Sau đó, khoảng ngày 28/01 KKL tiếp tục được tăng cường với cường độ mạnh hơn, từ ngày 29/01 Bắc Bộ có khả năng chuyển rét đậm, vùng núi có nơi rét hại trong những ngày cuối tháng 01 và đầu tháng 02/2021.
(Nguồn: https://nchmf.gov.vn/Kttvsite/vi-VN/1/nhan-dinh-xu-the-thoi-tiet-tu-ngay-21-thang-01-den-ngay-20-thang-02-nam-2021-cac-khu-vuc-tren-pham-vi-ca-nuoc-post19241.html)
Áp cao lạnh lục địa được nhắc đến trong đoạn thông tin trên, chỉ loại áp cao nào dưới đây?
Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và bắt đầu bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay. Tính đến hết năm 2017, dân số nước ta đạt 96,02 triệu người, trong đó nữ chiếm khoảng 48,94%. Gia tăng dân số trong những năm qua kéo theo gia tăng về lực lượng lao động. Nhìn chung, mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Thời gian qua, mặc dù lực lượng lao động tăng cả về số lượng và trình độ chuyên môn, song vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đối với lực lượng lao động Việt Nam hiện nay, cụ thể:
Một là, lao động phân bổ không đều giữa các vùng: Các vùng đất rộng có tỷ trọng lao động thấp (vùng trung du và miền núi phía Bắc chỉ chiếm 13,8% lực lượng lao động, Tây Nguyên chiếm 6,5% lực lượng lao động). Năm 2017, lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở các vùng Đồng bằng Sông Hồng (21,8%), Đồng bằng Sông Cửu Long (19,1%), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (21,6%), các vùng còn lại chiếm 17,2%.
Hai là, chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển: Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thông tin viễn thông, du lịch…) và công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp.
Ba là,còn nhiều rào cản, hạn chế trong dịch chuyển lao động: Phần lớn lao động di cư chỉ đăng ký tạm trú, không có hộ khẩu, gặp khó khăn về nhà ở, học tập, chữa bệnh... trình độ học vấn của lao động di cư thấp và phần đông chưa qua đào tạo nghề. Tình trạng trên dẫn tới hậu quả là nguồn cung lao động không có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các vùng, các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Đặc điểm dân số Việt Nam hiện nay là
Theo bài đọc trên, số tiền các hộ gia đình sử dụng cho chi tiêu vào dịp đặc biệt, y tế và giáo dục là:
Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng đánh giá, Việt Nam là một trong các quốc gia có tổn hại lớn về hệ sinh thái tự nhiên. Với hệ sinh thái rừng, hiện diện tích đất có rừng toàn quốc gần 14,5 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên hơn 10 triệu ha và rừng trồng hơn 4 triệu ha. Giai đoạn 2012-2017, 11% diện tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt phá trái phép, 89% còn lại do chuyển mục đích sử dụng.
(Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/doi-mat-voi-suy-thoai-he-sinh-thai-tu-nhien-295451.html)
Bảng số liệu:
HIỆN TRẠNG RỪNG NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2012 – 2018
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm | Tổng diện tích rừng | Rừng tự nhiên | Rừng trồng |
2012 | 13862,0 | 10423,8 | 3438,2 |
2013 | 13954,4 | 10398,1 | 3556,3 |
2014 | 13796,5 | 10100,2 | 3696,3 |
2015 | 14061,9 | 10175,5 | 3886,3 |
2016 | 14377,7 | 10242,1 | 4135,6 |
2018 | 14491,3 | 10255,5 | 4235,8 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Tại sao Việt Nam được đánh giá là quốc gia tổn hại lớn về hệ sinh thái tự nhiên?
Ngành chế biến thủy sản hiện nay phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư khắp các vùng nông thôn, ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi…, đồng thời góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển đảo của Tổ quốc.
Tổng sản phẩm nông lâm thủy sản trong nước theo giá hiện hành | ||||
Thực hiện (Tỷ đồng) | Cơ cấu (%) | |||
Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2012 | Năm 2013 | |
GDP toàn quốc | 3.245.419 | 3.584.261 | 100,00 | 100,00 |
Nông, lâm nghiệp và thủy sản | 638.368 | 658.981 | 19,67 | 18,39 |
Nông nghiệp | 495.592 | 503.556 | 15,27 | 14,05 |
Lâm nghiệp | 20.840 | 23.996 | 0,64 | 0,67 |
Thủy sản | 121.936 | 131.429 | 3,76 | 3,67 |
(Nguồn: http://testsera.vn/thuy-san/2365/)
Đâu là vị thế của ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản trong nền kinh tế Việt Nam?
Trong môi trường biển, loài nào có mức độ đa dạng sinh học cao hơn?
Đâu không là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trên lưu vực sông Đồng Nai và sông Sài Gòn?
Năm 2011 là năm thắng lợi trên lĩnh vực sản xuất lúa, mang lại niềm vui lớn cho người nông dân. Diện tích gieo trồng lúa cả nước cả năm 2011 đạt hơn 7,6 triệu ha, tăng hơn 140 nghìn ha so với năm 2010, sản lượng đạt 42,2 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay và cao hơn 2,2 triệu tấn so với năm 2010, vượt hơn một triệu tấn so với chỉ đạo của Chính phủ.
(Nguồn: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/S%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-l%C3%BAa-%C4%91%E1%BA%A1t-th%E1%BA%AFng-l%E1%BB%A3i-l%E1%BB%9Bn-566024)
Diện tích trồng lúa của nước ta là bao nhiêu triệu ha vào năm 2010?
Qua những giai đoạn phát triển khác nhau, hiện nay ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam gồm một số ngành chính: rượu – bia – nước giải khát, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, dầu thực vật, công nghiệp kỹ nghệ thực phẩm, chế biến bột và tinh bột, công nghiệp sản xuất thuốc lá.
Ngành sữa là một trong những ngành phát triển nhanh giải quyết việc làm ổn định cho 10.000 lao động; tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20%/năm. Năm 2013, ngành sữa đạt doanh thu 62,2 nghìn tỷ đồng (2,9 tỷ USD), tăng 16,5% so với năm 2012, là một trong số các ngành hàng phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu của Việt Nam. Ngành công nghiệp chế biến dầu thực vật của Việt Nam hiện có 37 doanh nghiệp sản xuất dầu thô và dầu tinh luyện. Năng lực sản xuất dầu thô 1,2 triệu tấn nguyên liệu hạt có dầu/năm, năng lực sản xuất dầu tinh luyện 1,129 triệu tấn dầu tinh luyện/năm.
(Nguồn: http://socongthuong.namdinh.gov.vn/socongthuong/1229/29425/39426/78324/an-toan-moi-truong/lam-gi-de-phat-trien-nganh-cong-nghiep-thuc-pham-cua-viet-nam.aspx)
Trong cơ cấu của ngành công nghiệp thực phẩm, ngành nào chiếm tỉ trọng cao nhất?
Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km. Đây là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam. Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng nǎm rất lớn, tới 2.640 m³/s (tại cửa sông) với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỷ m³, tuy nhiên lưu lượng nước phân bổ không đều.
(Nguồn: https://lienhiephoi.quangngai.gov.vn/mnews.aspx?id=1161)
Bảng số liệu: Lưu vực sông Hồng – Trạm Sơn Tây
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Lượng mưa (mm) | 19,5 | 25,6 | 34,5 | 104,2 | 222,0 | 262,8 | 315,7 | 335,2 | 271,9 | 170,1 | 59,9 | 17,8 |
Lưu lượng (m3/s) | 1318 | 1100 | 914 | 1071 | 1893 | 4692 | 7986 | 9246 | 6690 | 4122 | 2813 | 1746 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Tại sao sông Hồng có tổng lượng nước lớn, tới 83,5 tỷ m³ nước?
Côn trùng ở Việt Nam chiếm bao nhiêu % số loài động vật của cả nước?
Đa dạng về hệ sinh thái là cơ sở cho sự đa dạng loài động/thực vật, vi sinh vật. Việt Nam nằm trong khu vực Indo - Burma, là 1 trong 25 điểm nóng về đa dạng sinh học toàn cầu. Đa dạng sinh học ở Việt Nam đứng thứ 16 trên thế giới. Một thống kê chưa đầy đủ vào năm 2011 cho thấy, Việt Nam là nơi trú ngụ của 13.766 loài thực vật, 10.300 loài động vật trên cạn (312 loài thú, 840 loài chim, 167 loài ếch nhái, 317 loài bò sát, trên 7.700 loài côn trùng, và nhiều loài động vật không xương sống khác). Số lượng loài sinh vật biển được biết là hơn 11.000 loài (6.300 loài động vật đáy, 2.500 loài cá biển, 653 loài rong biển, 657 loài động vật nổi, 537 loài thực vật nổi, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 25 loài thú biển và 5 loài rùa biển).
(Nguồn: https://vjst.vn/vn/tin-tuc/3184/da-dang-sinh-hoc-o-viet-nam--thuc-trang-va-thach-thuc-bao-ton.aspx)
Đa dạng sinh học của Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới và thuộc khu vực sinh thái nào?
Khu vực nào ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa đông bắc?
Nguyên nhân nào khiến hoạt động của ngành Hàng không Việt Nam bị giảm sút?