Các nhân tố nào sau đây là chủ yếu tạo nên mùa mưa ở Trung Bộ nước ta?
A. Gió mùa Đông Bắc, gió Tây, áp thấp và dải hội tụ nhiệt đới.
B. Gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão.
C. Tín phong bán cầu Bắc, gió Tây, bão và dải hội tụ nhiệt đới.
D. Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam, áp thấp nhiệt đới, bão.
* Gió Tây (còn gọi là gió phơn Tây Nam) =>gây hiệu ứng phơn khô nóng, không gây mưa =>loại đáp án A, C
* Gió Tây Nam đầu mùa hạ vượt qua dãy Trường Sơn Bắc và các dãy núi biên giới Việt – Lào gây hiệu ứng phơn cho duyên hải miền Trung (Bắc Trung Bộ) =>cũng chính là gió phơn Tây Nam (gió Tây) =>loại D
* Trung Bộ bao gồm khu vực Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- Khu vực Bắc Trung Bộ: các nhân tố gây mưa cho khu vực này gồm có bão, dải hội tụ nhiệt đới, gió mùa đông bắc
- Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ: các nhân tố gây mưa cho vùng này là tín phong đông bắc (gió đông bắc), bão và dải hội tụ nhiệt đới.
- Khu vực Tây Nguyên trực tiếp đón gió mùa Tây Nam gây mưa lớn vào mùa hạ
=>Như vậy các nhân tố chủ yếu tạo nên mùa mưa ở Trung Bộ nước ta là: gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão.
Đáp án cần chọn là: B
Dải hội tụ nhiệt đới chạy theo hướng kinh tuyến vào đầu mùa hạ ở nước ta được hình thành do sự hội tụ giữa hai luồng gió nào sau đây?
Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai khối khí hoạt động theo mùa là:
Vào nửa sau mùa hạ ở nước ta, gió mùa Tây Nam gặp dãy Trường Sơn không gây hiện tượng phơn khô nóng cho Trung Bộ do gió này có
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết địa điểm nào sau đây có lượng mưa trung bình năm trên 2800mm/năm?
Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do
Đặc điểm khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khác so với vùng Nam Bộ là
Gió Tây khô nóng (gió Lào) là hiện tượng thời tiết đặc trưng nhất cho khu vực
Nguyên nhân nào tạo nên những ngày có thời tiết nắng ấm trong mùa đông ở miền Bắc nước ta?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng nào?
Từ vĩ tuyến 160B xuống phía nam, gió mùa mùa đông về bản chất là