Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Chó đã không được chọn lựa làm thực phẩm, hiển nhiên có lý do của nó, không chỉ vì nó có khoái khẩu và bổ dưỡng hay không. Loài người thuần hoá ngựa để cưỡi, trâu để kéo cày, mèo để bắt chuột và chó để trông nhà, và quan trọng hơn để là bạn với con người, đặc biệt là làm bạn với trẻ con.
(2) Tôi, thằng Hải cò và con Tí sún không thể nói với Hoàng tử bé "Thịt của bạn ngon lắm". Mọi đứa trẻ khác cũng không thể nói với mọi con chó khác những lời như thế. Ðơn giản, trẻ con không bao giờ nhìn chó như nhìn một món ăn, dù gươm kề cổ.
(3) Còn tại sao chó trở thành bạn của con người thì có lẽ tôi không cần phải giải thích. Tôi tin bất cứ ai đọc cuốn sách này cũng từng có một con chó là bạn. Với một đứa trẻ, thèm ăn thịt một con chó cũng chẳng khác nào thèm ăn thịt một đứa bạn thân của mình. Ðiều đó đáng kinh sợ, vì đứa trẻ khi đó sẽ giống như những con yêu tinh ăn thịt người trong các câu chuyện cổ.
Trích Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ– Nguyễn Nhật Ánh
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Với một đứa trẻ, thèm ăn thịt một con chó cũng chẳng khác nào thèm ăn thịt một đứa bạn thân của mình.”?
A. Nói giảm nói tránh
B. So sánh
C. Điệp từ
D. Hoán dụ
Câu văn trên sử dụng phép so sánh.
Đáp án cần chọn là: B
Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
XUÂN NGUYỆN
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương
Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm
Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền
Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm
Cùng muôn trái tim ngất ngây hoà bình
Là mây, theo làn gió tung bay khắp trời
Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời
Là người, xin một lần khi nằm xuống
Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ
Trương Quốc Khánh
Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong những câu thơ sau?
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Hạnh phúc
Là sự bình yên sau những trận bom rền
Là qua trận sốt rét rừng
Đồng đội không người nào nằm lại
Là những lời hẹn hò bên nhau mãi mãi
Là lửa cháy na pan không thiêu chảy tiếng cười…
Hạnh phúc
Là khi những người lính trở về
Chống nạng run run ngã vào vòng tay mẹ
Nhận ra mình hãy còn thơ bé
Òa khóc một lần cho thỏa những ước ao….”
(Khúc vĩ thanh sau cuộc chiến – Chu Thị Thơm)
Xác định hai biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
SÀI GÒN CHỮ VỘI TRÊN VAI
(…)
Vội một chút để làm được nhiều thứ hơn trong cuộc sống này; để mọi thứ cho gia đình, cho con được hơn mình ngày trước. Nhưng cũng lắm kiểu vội cho người ta phải nghĩ lại, nhiều lúc tiếc mãi không thôi.
Vội buông một câu làm ai buồn, có lấy lại được đâu. Tổn thương nhau mất rồi.
Vội đánh con một cái làm con đau. Giá như thay bằng những câu nói nhỏ nhẹ, ân cần có hơn không. Tự hỏi lòng.
Vội một món quà sinh nhật, quà 20/11 theo kiểu cho rồi, đôi khi chợt tự ngẫm quà vô vị, không thật tâm. Người nhận hiểu lầm.
Vội thắp một nén nhang ông bà tổ tiên, tâm chưa tịnh thì làm sao nói chuyện tâm linh. Chưa kịp soi mình đã liến thoắng cầu xin.
Thằng bạn cưới vội cho tròn chữ hiếu, đánh rơi mối tình thời sinh viên. Ngày cưới, nó nhận từ người yêu xưa món quà có hình ảnh một thời của hai đứa – Hoa Sao Nhái – tình ngây dại một thời chưa phai. Áy náy mãi, nắng trên tường những vệt dài xa ngái. Chữ vội năm nào còn đâu đó trên vai.
Bánh xe thời gian vẫn lăn dài.
Thôi thì:
… Vội vừa đủ để làm được nhiều điều cho người thân, bè bạn; dăm ba thứ cho đời, cho cả người chưa quen.
… Chậm một chút để những gì mình làm tròn trịa hơn.
Vũ Minh Đức
Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 412
Biện pháp tu từ chủ yếu được dùng trong đoạn trích?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“…Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng các dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ hi vọng giải phóng giống nồi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với chối sự tự do của mình…”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức,Theo SGK Ngữ Văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr.90)
Trong câu “…Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị.” Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”
(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)
Khổ thơ đầu sử dụng biện pháp tu từ nào?
Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
VẪN CẦN CÓ MẸ
Cho dù con sắp già rồi
Con vẫn cần Mẹ như thời trẻ thơ
Vẫn cần Mẹ hát ầu ơ
Ru con khỏi những bơ vơ lòng mình.
Cho dù sáng giá công danh
Con vẫn cần Mẹ ân cần sớm hôm
Một chén nước, một bát cơm
Từ tay Mẹ, vẫn sướng hơn tiệc tùng.
Cho dù con là người hùng
Con vẫn cần Mẹ mắc mùng đêm khuya
Gió từ tay quạt Mẹ đưa
Mát hơn ngàn vạn cơn mưa đầu mùa.
Mẹ ơi con biết là thừa
Nói câu "ơn Mẹ", dù chưa bao giờ
Con biết Mẹ cũng chẳng chờ
Nuôi con khôn lớn để nhờ mai sau.
Nhưng mà con thấy xót đau
Cả đời Mẹ đã dãi dầu đắng cay
Con đi biền biệt tháng ngày
Lúc dừng chân đã mây bay trắng đầu.
Bơ vơ, tội nghiệp giàn trầu
Tủi thân biết mấy thân cau trước nhà
Con về gần, Mẹ đã xa
Câu thơ lỏng chỏng giữa nhà, mồ côi!
Mai sau dù có già rồi
Con vẫn cần Mẹ như thời trẻ thơ!
Nguyễn Văn Thu
Biện pháp tu từ nổi bật trong hai câu thơ sau: “Bơ vơ, tội nghiệp giàn trầu/ Tủi thân biết mấy thân cau trước nhà”?
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Hạnh phúc
Là sự bình yên sau những trận bom rền
Là qua trận sốt rét rừng
Đồng đội không người nào nằm lại
Là những lời hẹn hò bên nhau mãi mãi
Là lửa cháy na pan không thiêu chảy tiếng cười…
Hạnh phúc
Là khi những người lính trở về
Chống nạng run run ngã vào vòng tay mẹ
Nhận ra mình hãy còn thơ bé
Òa khóc một lần cho thỏa những ước ao….”
(Khúc vĩ thanh sau cuộc chiến – Chu Thị Thơm)
Phép liệt kê trong đoạn thơ trên có tác dụng gì?
Trong câu Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo … mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình.” Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
Tôi hỏi đất: - Đất sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước: - Nước sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?
(Hỏi - Hữu Thỉnh)
Cách lặp lại ba câu hỏi cuối có tác dụng gì?
Đọc ngữ liệu sau đây và trả lời câu hỏi:
Hãy yêu nhau đi
Hãy yêu nhau đi khi rừng thay lá
Hãy yêu nhau đi dòng nước đã trôi xa
Nước trôi qua tim đong đầy trí nhớ
Ngày mai mong chờ ngày sẽ thiên thu
Hãy ru nhau trên những lời gió mới
Hãy yêu nhau cho gạch đá có tin vui
Hãy kêu tên nhau trên ghềnh dưới bãi
Dù mai nơi này người có xa người.
Hãy yêu nhau đi quên ngày u tối
Dù vẫn biết mai đây xa lìa thế giới
Mặt đất đã cho ta những ngày vui tới
Hãy nhìn vào mặt người lần cuối trong đời.
Hãy yêu nhau đi bên đời nguy khốn
Hãy yêu nhau đi bù đắp cho trăm năm
Hãy yêu nhau đi quên ngày quên tháng
Dù đêm súng đạn dù sáng mưa bom.
Hãy trao cho nhau muôn ngày yêu dấu
Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau
Trái tim cho ta nơi về nương náu
Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều.
(Trịnh Công Sơn)
Biện pháp tu từ nổi bật trong bài thơ trên là gì?
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
TÔI LÀM THƠ VỀ NHỮNG ĐIỀU BÌNH DỊ
Tôi không làm thơ về Corona
Đó là loài virus giống như lũ người mang linh hồn ác quỷ.
Tôi làm thơ về Đất Nước tôi
Một Đất Nước của những điều kỳ lạ
Một Đất Nước của những điều kỳ diệu
Trong chiến tranh
Trong đói nghèo
Trong cuồng phong của thiên tai
Trong bão giông của dịch bệnh
Trong nắng trong mưa
Vẫn ngát hương nở triệu triệu loài hoa
Vẫn thắm tươi triệu triệu trái tim hồng
Tôi không nói về những kẻ đi lây truyền Corona
Đó là lũ gián và chuột sống dưới cống rãnh để gieo rắc dịch bệnh.
Tôi làm thơ về Nhân dân tôi
Nhân dân tôi với đủ công đủ việc
Nhân dân tôi với đủ mức sống giàu nghèo
Nhân dân tôi không thích nói nhiều
Nhân dân tôi không hay than thở
Không ưa trách móc hay phân bua
Nhân dân tôi hành động
Bằng tình yêu thương
Bằng trách nhiệm
Bằng sự sẻ chia và đùm bọc
Với đồng bào
Với cả thế giới nhân loài
Tôi không làm thơ về những thiên đường trong ảo vọng
Đó là nơi của những kẻ không có cội nguồn tìm đến với giấc mơ trong cơn hoảng loạn.
Tôi làm thơ về Quê hương tôi
Quê hương tôi là khắp cả mọi miền trên dải đất hình CHỮ ÉT
Quê hương tôi là những sông núi ao hồ đã từng ngập tràn bom đạn.
Nhưng màu mỡ ân tình
Lấp lánh niềm tin
Căng đầy nhựa sống
Sôi trào khát vọng
Thấm đẫm ân tình
Và luôn rộng mở những tấm lòng bao dung.
…
Thầy Nguyễn Ngọc Dũng – GV trường THPT Đào Duy Từ - Thanh Hóa.
Đoạn thơ đầu nổi bật với biện pháp tu từ gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Nếu chọn loài cây Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn phải là cây tre.
Nếu chọn loài hoa Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là hoa sen.
Nếu chọn trang phục Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là chiếc áo dài.
Nếu chọn nhạc khí Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là cây đàn bầu…
Cũng như thế, nếu chọn trong nền thơ ca phong phú của ta một thể thơ làm đại diện dự cuộc giao lưu thơ toàn cầu, hẳn đó phải là Lục bát.
Nếu tâm hồn một dân tộc thường gửi trọn vào thi ca của dân tộc mình, thì lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Có thể nói, người Việt sống trong bầu thi quyển lục bát. Dân ta nói vần nói vè chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát… Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải toả tâm sự, kí thác tâm trạng, thăng hoa tâm hồn. Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc này.
Trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, dường như đang có hai thái độ trái ngược đối với lục bát. Lắm kẻ thờ ơ, hoài nghi khả năng của lục bát. Họ thành kiến rằng lục bát là thể thơ quá gò bó về vần luật, về thanh luật, về tiết tấu; nó đơn điệu, nó bằng phẳng, quê mùa (...) Nhiều người đã nhận thấy ở lục bát những ưu thế không thể thơ nào có được. Họ đã tìm về lục bát (...) Đọc thơ lục bát thế kỉ qua, có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịtvới tâm hồn Việt trên con đường hiện đại. Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này.
Chu Văn Sơn
Điệp từ “nếu” ở những câu văn đầu đoạn có tác dụng gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thôi sợ hãi và thử nghe theo chính mình?
(2) Thật ra, cuộc đời ai cũng có những lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba tôi dạy rằng, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản, cực kì ngắn gọn: “Trước hết, hãy tôn trọng người khác. Rồi sau đó, nghe theo chính mình”. Hãy tôn trọng bởi cuộc đời là muôn mặt, và mỗi người có một cách sống riêng biệt. Chẳng có cách sống nào là cơ sở để đánh giá cách sống kia. John Mason có viết một cuốn sách với tựa đề “Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao”. […] Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng.
(Lắng nghe lời thì thầm của trái tim – Phạm Lữ Ân)
Đoạn trích (1) sử dụng biện pháp tu từ gì?
Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
Bất chợt đêm trăng mất điện
Vóng lên tiếng kêu hoài nhớ ngọn đèn dầu
Người xa xứ hỏi con đường cũ:
"Làng ta đang ở đâu"
Làng ta đang ở đâu!
Đêm Trung thu nào thấy bóng đa
Mái đình trùng tu đổi màu rêu cũ
Mẹ về chợ, mớ rau trong rổ nhựa
Bà lên chùa, phẩm oản gói ni lông
Vịt siêu trứng không mò cua bắt ốc
Gà gia công không nhặt thóc đống rơm
Con ếch, con lươn lên hàng đặc sản
Con cà cuống cay nơi khách sạn thị thành.
Làng tôi năm hai nghìn
Bao dập dồn hiện đại
Những đám rước bóng điện mờ điện nhạt
Những đám tang không chống gậy giật lùi
Bao ngỡ ngàng xuôi ngược
Tuổi mẫu giáo thi nhau làm sinh nhật
Tuổi cổ lai hy xây một trước cho mình
Bao đổi thay kỳ dị
Cô thợ cấy đấu cờ trên màn hình điện tử
Bác thợ cày hút thuốc lào mê bản tin quốc tế
Cả làng sôi lên cùng trái bóng châu Âu.
Làng tôi đang về đâu
Quê hương xưa hàng ngày thành khách lạ
Dân làng xưa không còn là người cũ
Bờ tre đổi hình
Ao làng đổi bóng
Nỗi nhớ xa quê cũng thay đổi bóng hình.
Làng tôi năm hai nghìn
Người về quê cầm tiếng ô tô tìm chùm khế ngọt
Lạc vào vườn nhãn năm hoa
Lạc vào vườn hồng không hạt
Đêm hai nghìn sáng bừng nước mắt
Giọt lệ lăn về đâu!
Rút trong tập thơ "Hạt gạo đồng trời" của Nguyễn Tấn Việt.
Cụm từ “nhớ ngọn đèn dầu” ẩn dụ cho điều gì?
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”
(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)
Khổ thơ đầu sử dụng biện pháp tu từ nào?