Thực tiễn phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam đã khẳng định
A. Phải hạ thấp nhiệm vụ dân chủ để phục vụ cho nhiệm vụ dân tộc.
B. Tiến hành song song hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ ngang bằng nhau
C. Phải luôn giương cao ngọn cờ dân chủ trong đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. Đấu tranh giành quyền dân chủ là một nội dung của nhiệm vụ dân tộc.
- Dưới chính sách áp bức, bóc lột tàn nhẫn của thực dân Pháp bằng cách mượn tay phong kiến đã làm cho mâu thuẫn giữa nông dân với phong kiến diễn ra gay gắt =>Nhiều vấn đề dân chủ đã được đặt ra.
- Phong trào dân chủ 1936 – 1939 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra trên quy mô rộng lớn từ Bắc, Trung, Nam, từ thành thị đến nông thôn, qua phong trào đông đảo quần chúng nhân dân như công nhân, nông dân, tư sản, trung tiểu địa chủ đã đoàn kết trong mặt trận dân tộc thống nhất. Mặc dù khẩu hiệu đấu tranh chứa đựng nội dung cải cách dân chủ trong khuôn khổ chính quyển thực dân cho phép, nhưng phong trào hoàn toàn không có tính cải lương, phong trào đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách trước mắt. Đó thực sự là cuộc đấu tranh thực hiện mục tiêu dân tộc và dân chủ của cuộc cách mạng.
- Phong trào 1936 – 1939 chứng tỏ đấu tranh giành quyền dân chủ là một nội dung của nhiệm vụ dân tộc. Mặc dù hai nhiệm vụ này không phải lúc nào nó cũng diễn ra cùng một lúc. Tuỳ từng thời kì, từng giai đoạn mà vận dụng cho hợp lí.
Đáp án cần chọn là: D
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, chủ nghĩa phát xít đã lên năm chính quyền ở những quốc gia nào?
Sự xuất hiện và lên nắm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số quốc gia đã đặt nhân loại đứng trước nguy cơ gì?
Nội dung nào khôngnằm trong nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939?
Hội nghị nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc và người cày có ruộng?
Đâu không phải là điều kiện khách quan Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương đề cao vấn đề dân chủ trong giai đoan 1936 - 1939?
Điểm khác biệt cơ bản giữa chủ nghĩa phát xít với chủ nghĩa tư bản dân chủ là