Một phong trào thanh niên được phát động trong năm 1965 ở miền Nam?
A. Phong trào "Hai giỏi".
B. Phong trào "Ba sẵn sàng".
C. Phong trào "Năm xung phong".
D. Phong trào thi đua đạt danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mĩ".
Tháng 3/1965, hoà nhịp với phong trào "Ba sẵn sàng" của thanh niên miền Bắc, tại Đại hội Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Việt Nam lần thứ I đã phát động phong trào "Năm xung phong" và phát triển tổ chức Đoàn vững mạnh về chất lượng và số lượng, với những nội dung:
1. Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch.
2. Xung phong tòng quân và tham gia du kích chiến tranh.
3. Xung phong đi dân công và thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến.
4. Xung phong đấu tranh chính trị và chống bắt lính.
5. Xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông hội.
Phong trào "Năm xung phong" của thanh niên miền Nam đã tạo nên một sức mạnh vĩ đại, động viên và hiệu triệu thanh niên miền Nam chiến thắng mọi khó khăn gian khổ, đánh bại mọi âm mưu xâm lược của Mỹ và tay sai, quyết tâm thực hiện giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Đáp án cần chọn là: C
Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965-1968) được coi là Ấp Bắc đối với quân Mĩ?
“Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần” là âm mưu của Mĩ trong chiến lược quân sự nào
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), cuộc chiến đấu nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?
Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965 - 1968, tác động mạnh nhất đến nhân dân Mĩ?
Lực lượng quân sự nào giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1965-1968)?
Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965-1966 của Mĩ và quân đội Sài Gòn nhằm vào hai hướng chính là
Khả năng đánh thắng quân Mĩ tiếp tục được thể hiện trong trận chiến nào của quân dân miền Nam sau chiến thắng Vạn Tường (1965)?
Thủ đoạn chính của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là
Tại sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 lại mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước?
Những câu thơ sau đây là hiệu lệnh tiến công của trận chiến nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)
“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam- Bắc thi đua đánh giặc Mĩ
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.”
Đâu không phải là điểm mới của chiến lược “chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở Việt Nam?
Đâu là ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1963) và chiến thắng Vạn Tường (1965)?
Tại sao trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” Mĩ đã đưa quân đội trực tiếp tham chiến nhưng vẫn được coi là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới?
Vì sao Mĩ lại thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1965-1968?