Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
Xin cho lá mùa xuân xanh trên rừng hoạn nạn
Xin cho những bàn chân hãy nối trên tật nguyền
Xin cho mặt đường lặng lẽ đêm đêm
Xin cho bầu trời rộn tiếng chim muông
Và còn bao cánh đồng đang chờ lúa mới lên thơm
Xin thêm những bàn tay dưới đôi vai nhiều người
Xin chút nắng về soi trên mắt không còn ngày
Xin vui cùng màu gạch ngói tươi
Quê hương hẹn hò chuyện cất xây
Và xin những sớm mai đàn em thơ đứng cười tương lai một ngày thật mới
Xin ôi những mùa xuân xanh cho lòng tuyệt vọng
Xin cây trái mọc ngon cho kiếp dân nhục nhằn
Xin cho trường học mở lớp đêm đêm
Xin cho ngục tù thành những công viên
Và xin cho đứng gần một đời sống không mang thù hận
Xin chim én mùa xuân hãy hát chung một lời
Cho xương máu Việt Nam có phút giây phục hồi
Trên đất ngậm ngùi thành những nương khoai
Trâu ra ruộng đồng cày luống tương lai
Ðường làng xưa có người những chiều gồng gánh yên vui
Xin cho những dòng sông cá nhấp nhô đầy thuyền
Cho những chuyến đò ngang những sớm mai rộn ràng
Quê hương đền bù từng vết thương
Ðôi tay cuộc tình vòng ấm êm
Từ trong những xóm thôn bà mẹ quê đứng nhìn đêm đêm nhà nhà đèn sáng
Xin cho mắt nhìn quen những đóa sen nụ hồng
Xin cho những buồng tim máu đã qua bình thường
Xin cho học lại từng tiếng yêu thương
Xin cho mọi người nhìn mắt anh em
Và xin thêm những ngày tìm hạnh phúc mai đây làm người.
Xuân nguyện – Trịnh Công Sơn
Từ “làm người” ở cuối bài thơ nghĩa là làm người như thế nào?
A. Làm người thành đạt
B. Làm người giỏi giang
C. Làm người hạnh phúc
D. Làm người khôn ngoan
Từ “làm người” ở cuối bài thơ nghĩa là làm người hạnh phúc, sống ý nghĩa mỗi ngày.
Đáp án cần chọn là: C
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết, nếu làm sales một thời gian thì bộ phận marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì sales không đồng ý cho tôi đi.”
Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một người khác.” Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin. Và tôi cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin.
Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin”. Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo … mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.
(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)
Thông điệp nào được rút ra từ văn bản trên?
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết, nếu làm sales một thời gian thì bộ phận marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì sales không đồng ý cho tôi đi.”
Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một người khác.” Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin. Và tôi cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin.
Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin”. Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo … mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.
(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)
Trong văn bản, tác giả đã khẳng định nhờ tự tin mà các nhân vật đã đạt được điều gì?
Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
Tôi hỏi đất: - Đất sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước: - Nước sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?
(Hỏi - Hữu Thỉnh)
Lối sống của cỏ trong văn bản trên là gì?
Đọc ngữ liệu sau đây và trả lời câu hỏi:
Hãy yêu nhau đi
Hãy yêu nhau đi khi rừng thay lá
Hãy yêu nhau đi dòng nước đã trôi xa
Nước trôi qua tim đong đầy trí nhớ
Ngày mai mong chờ ngày sẽ thiên thu
Hãy ru nhau trên những lời gió mới
Hãy yêu nhau cho gạch đá có tin vui
Hãy kêu tên nhau trên ghềnh dưới bãi
Dù mai nơi này người có xa người.
Hãy yêu nhau đi quên ngày u tối
Dù vẫn biết mai đây xa lìa thế giới
Mặt đất đã cho ta những ngày vui tới
Hãy nhìn vào mặt người lần cuối trong đời.
Hãy yêu nhau đi bên đời nguy khốn
Hãy yêu nhau đi bù đắp cho trăm năm
Hãy yêu nhau đi quên ngày quên tháng
Dù đêm súng đạn dù sáng mưa bom.
Hãy trao cho nhau muôn ngày yêu dấu
Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau
Trái tim cho ta nơi về nương náu
Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều.
(Trịnh Công Sơn)
Từ “thiên thu”trong câu Ngày mai mong chờngày sẽ thiên thuđược hiểu như thế nào?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Nếu chọn loài cây Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn phải là cây tre.
Nếu chọn loài hoa Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là hoa sen.
Nếu chọn trang phục Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là chiếc áo dài.
Nếu chọn nhạc khí Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là cây đàn bầu…
Cũng như thế, nếu chọn trong nền thơ ca phong phú của ta một thể thơ làm đại diện dự cuộc giao lưu thơ toàn cầu, hẳn đó phải là Lục bát.
Nếu tâm hồn một dân tộc thường gửi trọn vào thi ca của dân tộc mình, thì lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Có thể nói, người Việt sống trong bầu thi quyển lục bát. Dân ta nói vần nói vè chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát… Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải toả tâm sự, kí thác tâm trạng, thăng hoa tâm hồn. Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc này.
Trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, dường như đang có hai thái độ trái ngược đối với lục bát. Lắm kẻ thờ ơ, hoài nghi khả năng của lục bát. Họ thành kiến rằng lục bát là thể thơ quá gò bó về vần luật, về thanh luật, về tiết tấu; nó đơn điệu, nó bằng phẳng, quê mùa (...) Nhiều người đã nhận thấy ở lục bát những ưu thế không thể thơ nào có được. Họ đã tìm về lục bát (...) Đọc thơ lục bát thế kỉ qua, có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịtvới tâm hồn Việt trên con đường hiện đại. Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này.
Chu Văn Sơn
Thông điệp của văn bản trên là gì?
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Hạnh phúc
Là sự bình yên sau những trận bom rền
Là qua trận sốt rét rừng
Đồng đội không người nào nằm lại
Là những lời hẹn hò bên nhau mãi mãi
Là lửa cháy na pan không thiêu chảy tiếng cười…
Hạnh phúc
Là khi những người lính trở về
Chống nạng run run ngã vào vòng tay mẹ
Nhận ra mình hãy còn thơ bé
Òa khóc một lần cho thỏa những ước ao….”
(Khúc vĩ thanh sau cuộc chiến – Chu Thị Thơm)
Lời thơ sau “Hạnh phúc/ Là khi những người lính trở về/ Chống nạng run run ngã vào vòng tay mẹ” muốn gửi đến chúng ta điều gì?
Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
Bất chợt đêm trăng mất điện
Vóng lên tiếng kêu hoài nhớ ngọn đèn dầu
Người xa xứ hỏi con đường cũ:
"Làng ta đang ở đâu"
Làng ta đang ở đâu!
Đêm Trung thu nào thấy bóng đa
Mái đình trùng tu đổi màu rêu cũ
Mẹ về chợ, mớ rau trong rổ nhựa
Bà lên chùa, phẩm oản gói ni lông
Vịt siêu trứng không mò cua bắt ốc
Gà gia công không nhặt thóc đống rơm
Con ếch, con lươn lên hàng đặc sản
Con cà cuống cay nơi khách sạn thị thành.
Làng tôi năm hai nghìn
Bao dập dồn hiện đại
Những đám rước bóng điện mờ điện nhạt
Những đám tang không chống gậy giật lùi
Bao ngỡ ngàng xuôi ngược
Tuổi mẫu giáo thi nhau làm sinh nhật
Tuổi cổ lai hy xây một trước cho mình
Bao đổi thay kỳ dị
Cô thợ cấy đấu cờ trên màn hình điện tử
Bác thợ cày hút thuốc lào mê bản tin quốc tế
Cả làng sôi lên cùng trái bóng châu Âu.
Làng tôi đang về đâu
Quê hương xưa hàng ngày thành khách lạ
Dân làng xưa không còn là người cũ
Bờ tre đổi hình
Ao làng đổi bóng
Nỗi nhớ xa quê cũng thay đổi bóng hình.
Làng tôi năm hai nghìn
Người về quê cầm tiếng ô tô tìm chùm khế ngọt
Lạc vào vườn nhãn năm hoa
Lạc vào vườn hồng không hạt
Đêm hai nghìn sáng bừng nước mắt
Giọt lệ lăn về đâu!
Rút trong tập thơ "Hạt gạo đồng trời" của Nguyễn Tấn Việt.
Nhan đề phù hợp với bài thơ trên là?
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Hạnh phúc
Là sự bình yên sau những trận bom rền
Là qua trận sốt rét rừng
Đồng đội không người nào nằm lại
Là những lời hẹn hò bên nhau mãi mãi
Là lửa cháy na pan không thiêu chảy tiếng cười…
Hạnh phúc
Là khi những người lính trở về
Chống nạng run run ngã vào vòng tay mẹ
Nhận ra mình hãy còn thơ bé
Òa khóc một lần cho thỏa những ước ao….”
(Khúc vĩ thanh sau cuộc chiến – Chu Thị Thơm)
Thông điệp của đoạn thơ trên là?
Đọc ngữ liệu sau đây và trả lời câu hỏi:
Hãy yêu nhau đi
Hãy yêu nhau đi khi rừng thay lá
Hãy yêu nhau đi dòng nước đã trôi xa
Nước trôi qua tim đong đầy trí nhớ
Ngày mai mong chờ ngày sẽ thiên thu
Hãy ru nhau trên những lời gió mới
Hãy yêu nhau cho gạch đá có tin vui
Hãy kêu tên nhau trên ghềnh dưới bãi
Dù mai nơi này người có xa người.
Hãy yêu nhau đi quên ngày u tối
Dù vẫn biết mai đây xa lìa thế giới
Mặt đất đã cho ta những ngày vui tới
Hãy nhìn vào mặt người lần cuối trong đời.
Hãy yêu nhau đi bên đời nguy khốn
Hãy yêu nhau đi bù đắp cho trăm năm
Hãy yêu nhau đi quên ngày quên tháng
Dù đêm súng đạn dù sáng mưa bom.
Hãy trao cho nhau muôn ngày yêu dấu
Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau
Trái tim cho ta nơi về nương náu
Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều.
(Trịnh Công Sơn)
Theo bài thơ, tình yêu thương nên được trao cho nhau khi nào?
Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
Ta xin đón các con về nước
Tuy có nghèo nhưng không thiếu bữa cơm
Cũng chẳng phải đâu một đế quốc siêu cường
Nhưng ta biết yêu con và bảo vệ.
Tình thương của ta chính là công lý
Đạo tồn vong chính là sự yêu thương
Chẳng may có khi con lỡ lạc bước đường
Thì Tổ quốc không bao giờ chối bỏ.
Những ngày này là những ngày gian khó
Con lầm than nơi Vũ Hán hoang tàn
Những cánh quạ đen nghi ngút trăm ngàn
Bao chết chóc dâng thành tử khí.
Ta trăn trở không cần suy nghĩ
Cứu các con về là bổn phận của ta
Là tình nghĩa được truyền trao từ thuở ông cha
"Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"
Đoàn phi hành gia từ đất nước mình - bé nhỏ
Bay lên bầu trời để đón các con qua
Giọt nước mắt rơi như vạn giọt lệ hoa
Sung sướng nhất là trở về đất mẹ.
Dù cho các con đôi khi không được khỏe
Cũng có thể mang mầm bệnh trong người
Nhưng cả nước mình hạnh phúc con ơi
Tình dân tộc lớn hơn lòng sợ hãi.
Ta sẽ giữ các con ở lại
Trong những nơi trên tổ quốc an toàn
Bao nhiêu đứa con của ta - là lính tráng đều ngoan
Nhường chỗ cho các con rồi vào rừng ngủ tạm.
Lo trưa tối rồi lo bữa sáng
Lúc nguy nan có dân tộc đây rồi
Bệnh tật chẳng là gì đâu các con ơi
Chúng ta cứ yêu thương là qua hết...
Con có còn yêu nước Việt?
Hương Mai
Câu trích"Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" thuộc thể loại văn học dân gian nào?
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
TÔI LÀM THƠ VỀ NHỮNG ĐIỀU BÌNH DỊ
Tôi không làm thơ về Corona
Đó là loài virus giống như lũ người mang linh hồn ác quỷ.
Tôi làm thơ về Đất Nước tôi
Một Đất Nước của những điều kỳ lạ
Một Đất Nước của những điều kỳ diệu
Trong chiến tranh
Trong đói nghèo
Trong cuồng phong của thiên tai
Trong bão giông của dịch bệnh
Trong nắng trong mưa
Vẫn ngát hương nở triệu triệu loài hoa
Vẫn thắm tươi triệu triệu trái tim hồng
Tôi không nói về những kẻ đi lây truyền Corona
Đó là lũ gián và chuột sống dưới cống rãnh để gieo rắc dịch bệnh.
Tôi làm thơ về Nhân dân tôi
Nhân dân tôi với đủ công đủ việc
Nhân dân tôi với đủ mức sống giàu nghèo
Nhân dân tôi không thích nói nhiều
Nhân dân tôi không hay than thở
Không ưa trách móc hay phân bua
Nhân dân tôi hành động
Bằng tình yêu thương
Bằng trách nhiệm
Bằng sự sẻ chia và đùm bọc
Với đồng bào
Với cả thế giới nhân loài
Tôi không làm thơ về những thiên đường trong ảo vọng
Đó là nơi của những kẻ không có cội nguồn tìm đến với giấc mơ trong cơn hoảng loạn.
Tôi làm thơ về Quê hương tôi
Quê hương tôi là khắp cả mọi miền trên dải đất hình CHỮ ÉT
Quê hương tôi là những sông núi ao hồ đã từng ngập tràn bom đạn.
Nhưng màu mỡ ân tình
Lấp lánh niềm tin
Căng đầy nhựa sống
Sôi trào khát vọng
Thấm đẫm ân tình
Và luôn rộng mở những tấm lòng bao dung.
…
Thầy Nguyễn Ngọc Dũng – GV trường THPT Đào Duy Từ - Thanh Hóa.
Tại sao tác giả lại viết hoa các từ “Đất Nước”, “Nhân dân”, “Quê hương”?
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
Xin cho lá mùa xuân xanh trên rừng hoạn nạn
Xin cho những bàn chân hãy nối trên tật nguyền
Xin cho mặt đường lặng lẽ đêm đêm
Xin cho bầu trời rộn tiếng chim muông
Và còn bao cánh đồng đang chờ lúa mới lên thơm
Xin thêm những bàn tay dưới đôi vai nhiều người
Xin chút nắng về soi trên mắt không còn ngày
Xin vui cùng màu gạch ngói tươi
Quê hương hẹn hò chuyện cất xây
Và xin những sớm mai đàn em thơ đứng cười tương lai một ngày thật mới
Xin ôi những mùa xuân xanh cho lòng tuyệt vọng
Xin cây trái mọc ngon cho kiếp dân nhục nhằn
Xin cho trường học mở lớp đêm đêm
Xin cho ngục tù thành những công viên
Và xin cho đứng gần một đời sống không mang thù hận
Xin chim én mùa xuân hãy hát chung một lời
Cho xương máu Việt Nam có phút giây phục hồi
Trên đất ngậm ngùi thành những nương khoai
Trâu ra ruộng đồng cày luống tương lai
Ðường làng xưa có người những chiều gồng gánh yên vui
Xin cho những dòng sông cá nhấp nhô đầy thuyền
Cho những chuyến đò ngang những sớm mai rộn ràng
Quê hương đền bù từng vết thương
Ðôi tay cuộc tình vòng ấm êm
Từ trong những xóm thôn bà mẹ quê đứng nhìn đêm đêm nhà nhà đèn sáng
Xin cho mắt nhìn quen những đóa sen nụ hồng
Xin cho những buồng tim máu đã qua bình thường
Xin cho học lại từng tiếng yêu thương
Xin cho mọi người nhìn mắt anh em
Và xin thêm những ngày tìm hạnh phúc mai đây làm người.
Xuân nguyện – Trịnh Công Sơn
Ước nguyện của nhà thơ trong câu “Xin cho ngục tù thành những công viên/ Và xin cho đứng gần một đời sống không mang thù hận” là gì?
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
TÔI LÀM THƠ VỀ NHỮNG ĐIỀU BÌNH DỊ
Tôi không làm thơ về Corona
Đó là loài virus giống như lũ người mang linh hồn ác quỷ.
Tôi làm thơ về Đất Nước tôi
Một Đất Nước của những điều kỳ lạ
Một Đất Nước của những điều kỳ diệu
Trong chiến tranh
Trong đói nghèo
Trong cuồng phong của thiên tai
Trong bão giông của dịch bệnh
Trong nắng trong mưa
Vẫn ngát hương nở triệu triệu loài hoa
Vẫn thắm tươi triệu triệu trái tim hồng
Tôi không nói về những kẻ đi lây truyền Corona
Đó là lũ gián và chuột sống dưới cống rãnh để gieo rắc dịch bệnh.
Tôi làm thơ về Nhân dân tôi
Nhân dân tôi với đủ công đủ việc
Nhân dân tôi với đủ mức sống giàu nghèo
Nhân dân tôi không thích nói nhiều
Nhân dân tôi không hay than thở
Không ưa trách móc hay phân bua
Nhân dân tôi hành động
Bằng tình yêu thương
Bằng trách nhiệm
Bằng sự sẻ chia và đùm bọc
Với đồng bào
Với cả thế giới nhân loài
Tôi không làm thơ về những thiên đường trong ảo vọng
Đó là nơi của những kẻ không có cội nguồn tìm đến với giấc mơ trong cơn hoảng loạn.
Tôi làm thơ về Quê hương tôi
Quê hương tôi là khắp cả mọi miền trên dải đất hình CHỮ ÉT
Quê hương tôi là những sông núi ao hồ đã từng ngập tràn bom đạn.
Nhưng màu mỡ ân tình
Lấp lánh niềm tin
Căng đầy nhựa sống
Sôi trào khát vọng
Thấm đẫm ân tình
Và luôn rộng mở những tấm lòng bao dung.
…
Thầy Nguyễn Ngọc Dũng – GV trường THPT Đào Duy Từ - Thanh Hóa.
Tác giả viết bài thơ nhân sự kiện nào?
Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
Bất chợt đêm trăng mất điện
Vóng lên tiếng kêu hoài nhớ ngọn đèn dầu
Người xa xứ hỏi con đường cũ:
"Làng ta đang ở đâu"
Làng ta đang ở đâu!
Đêm Trung thu nào thấy bóng đa
Mái đình trùng tu đổi màu rêu cũ
Mẹ về chợ, mớ rau trong rổ nhựa
Bà lên chùa, phẩm oản gói ni lông
Vịt siêu trứng không mò cua bắt ốc
Gà gia công không nhặt thóc đống rơm
Con ếch, con lươn lên hàng đặc sản
Con cà cuống cay nơi khách sạn thị thành.
Làng tôi năm hai nghìn
Bao dập dồn hiện đại
Những đám rước bóng điện mờ điện nhạt
Những đám tang không chống gậy giật lùi
Bao ngỡ ngàng xuôi ngược
Tuổi mẫu giáo thi nhau làm sinh nhật
Tuổi cổ lai hy xây một trước cho mình
Bao đổi thay kỳ dị
Cô thợ cấy đấu cờ trên màn hình điện tử
Bác thợ cày hút thuốc lào mê bản tin quốc tế
Cả làng sôi lên cùng trái bóng châu Âu.
Làng tôi đang về đâu
Quê hương xưa hàng ngày thành khách lạ
Dân làng xưa không còn là người cũ
Bờ tre đổi hình
Ao làng đổi bóng
Nỗi nhớ xa quê cũng thay đổi bóng hình.
Làng tôi năm hai nghìn
Người về quê cầm tiếng ô tô tìm chùm khế ngọt
Lạc vào vườn nhãn năm hoa
Lạc vào vườn hồng không hạt
Đêm hai nghìn sáng bừng nước mắt
Giọt lệ lăn về đâu!
Rút trong tập thơ "Hạt gạo đồng trời" của Nguyễn Tấn Việt.
Điệp khúc “Làng ta đang ở đâu/ Làng tôi đang về đâu”đem lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“…Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng các dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ hi vọng giải phóng giống nồi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với chối sự tự do của mình…”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Theo SGK Ngữ Văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr.90)
Thông điệp nào được rút ra từ đoạn trích trên?