Chỉ ra và nêu tác dụng của hai biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Chi tiết tu từ đặc sắc trong khổ thơ :
Quê hương là chùm khế ngọt
Quê hương là đường đi học
Biện pháp tu từ " so sánh "
Tác dụng : Làm cụ thể , nổi bật hoá vẻ đẹp của quê hương . Tăng sức gợi hình , gợi cảm cho ý diễn đạt . Qua đó nói lên sự thân thiết , gần gũi của quê hương với mỗi con người . Đồng thời bộc lộ tư tưởng , tình cảm sâu sắc của tác giả với quê hương của bản thân .
Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi:
Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dạy hãy yêu?
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều?
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Cảm nhận của em về những lần hóa thân của Tấm qua trích đoạn sau:
(1) “...Lại nói về Tấm chết hóa thân làm chim vàng anh. Chim bay một mạch về kinh đến vườn ngự. Thấy Cám đang ngồi giặt áo cho vua ở giếng, vàng anh dừng lại trên một cành cây, bảo nó:
- Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.
Rồi chim vàng anh bay thẳng vào cung đậu ở cửa sổ, hót lên rất vui tai. Vua đi đâu
chim bay đến đó. Vua đang nhớ Tấm khôn nguôi, thấy chim quyến luyến theo mình, vua bảo:
- Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo.
Chim vàng anh bay lại đậu vào tay vua, rồi rúc vào tay áo. Vua yêu quý vàng anh quên cả ăn ngủ... không tưởng đến Cám”
(2) “...Lông chim vàng anh ở vườn hóa ra hai cây xoan đào. Khi vua đi chơi vườn ngự, cành lá của chúng sà xuống che kín thành bóng tròn như hai cái lọng. Vua thấy cây đẹp rợp bóng, sai lính hầu mắc võng vào hai cây rồi nằm chơi hóng mát. Khi vua đi khỏi thì cành cây lại vươn thẳng trở lại. Từ đó, không ngày nào là vua không ra nằm hóng mát ở hai cây xoan đào.”
(3) “...Thấy cây bị chặt, vua hỏi thì Cám đáp:
- Cây bị đổ vì bão, thiếp sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho bệ hạ
Nhưng khi khung cửi đóng xong, Cám ngồi vào dệt lúc nào cũng nghe thấy tiếng khung cửi rủa mình:
Cót ca cót két,
Lấy tranh chồng chị,
Chị khoét mắt ra.”
(4) “…Từ đống tro bên đường lại mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá sum sê. Đến mùa, cây thị chỉ đậu được có một quả, nhưng mùi thơm ngát tỏa ra khắp nơi. Có bà lão hàng nước ở gần đó, một hôm đi qua dưới gốc, ngửi thấy mùi thơm, ngẩng đầu nhìn lên, thấy quả thị trên cành cao, bèn giơ bị ra nói lẩm bẩm:
- Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn.
Bà lão vừa dứt lời thì quả thị rụng ngay xuống đúng vào bị. Bà lão nâng niu đem về nhà cất trong buồng, thỉnh thoảng lại vào ngắm nghía và ngửi mùi thơm...”
(Trích: Tấm Cám – Ngữ văn tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2019)
Từ đó nêu ý nghĩa sự trở về của Tấm.