Thứ sáu, 27/12/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

23/07/2024 184

Chứng minh rằng : “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh vừa là văn kiện có ý nghĩa lịch sử, vừa là áng văn chính luận mẫu mực”, từ đó liên hệ với bài “ Bình ngô đại cáo” của  Nguyễn Trãi để thấy được tính chất “ văn – sử bất phân” của hai tác phẩm văn chính luận  này.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

1. Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” (TNĐL), trích dẫn hai ý kiến.

2. Giải thích, khẳng định hai ý kiến:

- Ý kiến thứ nhất: Văn kiện lịch sử: là văn bản ghi lại những sự kiện có ý nghĩa lịch sự đối với dân tộc. Văn kiện lịch sử vô giá: nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của TNĐL có liên quan đến vận mệnh dân tộc.

- Ý kiến thứ hai: Áng văn chính luận mẫu mực: là những áng văn đạt chuẩn mực cao về nội dung và nghệ thuật, có sức thuyết phục, quy tụ lòng người.

→ Hai ý kiến đều đánh giá cao tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Bác xét trên hai góc độ chính trị lịch sử và văn chương nghệ thuật.

3. Cảm nhận giá trị bản Tuyên ngôn Độc lập

a. Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá

- Là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, chấm dứt mối quan hệ thuộc địa với Pháp, từ đó khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta với thế giới

- Là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc

- Tác phẩm kết tinh những tư tưởng cao đẹp của nhân loại: lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do

b. Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực

Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở nghệ thuật viết văn chính luận mẫu mực qua bố cục ngắn gọn, logic, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc…

- Tác phẩm có bố cục ngắn gọn, súc tích gồm 3 phần liên kết chặt chẽ với nhau trong hệ thống lập luận sắc sảo:

+ Phần mở đầu: Nêu cơ sở pháp lý và chính nghĩa bằng việc trích dẫn 2 bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791. Cách lập luận vừa khôn khéo, sắc sảo, vừa sáng tạo, sâu sắc.

+ Phần thứ hai: nêu cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn Độc lập bằng việc lập bản cáo trạng tố cáo tội ác của thực dân Pháp, đồng thời khẳng định thực tế lịch sử đấu tranh của dân tộc ta.

+ Phần kết luận: Lời tuyên bố của bản “Tuyên ngôn”. Tuyên bố và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc VN trên 2 mặt: Lí luận và thực tiễn: “Nước VN có quyền… Sự thật là…”. Khẳng định quyết tâm của toàn dân tộc và định hướng cho CMVN “Toàn thể dân tộc VN quyết đem tinh thần và lực lượng… độc lập ấy”.

- Tác phẩm thể hiện những lí lẽ sắc bén, đầy sáng tạo, hệ thống dẫn chứng xác thực, ngôn ngữ chính xác, hùng hồn, đầy cảm xúc, tác động mạnh mẽ vào nhận thức, tình cảm của người nghe…

4. Bình luận, đánh giá

- Cả hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau tưởng như đối lập nhưng thực chất là bổ sung cho nhau cùng khẳng định giá trị to lớn của bản tuyên ngôn. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa giá trị lịch sử chính trị và giá trị văn chương nghệ thuật. Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, là áng văn chính luận mẫu mực hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh cũng như của toàn dân tộc Việt Nam. Bản Tuyên ngôn xứng đáng là “áng thiên cổ hùng văn”.

- Khẳng định tấm lòng vĩ đại cũng như tài năng xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh qua Tuyên ngôn độc lập. Người không chỉ đem lại ánh sáng tự do, hòa bình cho dân tộc mà còn đóng góp những tài sản tinh thần vô giá cho lịch sử và văn học nước nhà.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Việc trích dẫn ý kiến của thủ tướng trong bài thơ có tác dụng gì?

Xem đáp án » 23/06/2022 250

Câu 2:

Ý nghĩa của hai dòng thơ:

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Xem đáp án » 23/06/2022 184

Câu 3:

Từ nội dung phần Đọc hiểu, Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của hai từ “Nhân ái”.

Xem đáp án » 23/06/2022 183

Câu 4:

Hãy rút ra thông điệp của bài thơ? Từ thông điệp ấy, Anh/chị thấy bản thân mình cần học tập và phát huy điều gì để làm rạng danh con người Việt Nam.

Xem đáp án » 23/06/2022 180

Câu 5:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:       

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm

Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm

Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao

Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng

Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

Với người láng giềng đang lúc lâm nguy

Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế

Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể

Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan

Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại

Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi

Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương

Mình mở cửa đón họ vào bến cảng

Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn

Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Từ mái trường này em sẽ lớn lên

Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước

Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước

Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.

Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm

Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả

Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa

Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!

Trả lời các câu hỏi sau:

Bài thơ trên nói về sự kiện gì? Cảm xúc của tác giả trong bài thơ?

Xem đáp án » 23/06/2022 161