Trận Bạch Đằng năm 938 (do Ngô Quyền lãnh đạo) với trận Bạch Đằng năm 1288 (do Trần Quốc Tuấn lãnh đạo) đều
A. diễn ra khi giặc từ ngoài biển tiến vào.
B. diễn ra khi quân giặc rút lui về nước.
C. giết chết được chủ tướng của quân giặc.
D. sử dụng kế sách “đóng cọc gỗ”.
Đáp án đúng là: D
- Trận Bạch Đằng năm 938 (do Ngô Quyền lãnh đạo) với trận Bạch Đằng năm 1288 (do Trần Quốc Tuấn lãnh đạo) đều sử dụng kế sách “đóng cọc gỗ” làm thành trận địa cọc ngầm để phục kích quân xâm lược.
- Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp, vì:
+ Trận Bạch Đằng năm 938 diễn ra khi quân xâm lược Nam Hán mới theo đường biển tiến vào Việt Nam
+ Trận Bạch Đằng năm 1288 diễn ra khi quân Nguyên đã thua, phải rút chạy về nước.
+ Trong trận Bạch Đằng năm 938, chủ tướng của quân Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo đã tử trận; trong trận Bạch Đằng năm 1288, chủ tướng chỉ huy quân giặc lúc này là Ô Mã Nhi bị bắt sống.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể vận dụng bài học kinh nghiệm nào từ thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần?
Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên ở thế kỉ XIII gắn liền với sự lãnh đạo của vương triều nào?
Tháng 1/1258, khi 3 vạn quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt, trước thế giặc mạnh, vua Trần Thái Tông đã có quyết định
Tác giả của câu nói “Nếu bệ hạ muốn đầu hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là
Khi quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long (năm 1258), vua Trần đã chỉ đạo nhân dân thực hiện chủ trương
Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Ai người bóp nát quả cam,
Hờn vua đã chẳng cho bàn việc quân,
Phá cường địch báo hoàng ân,
Dựng lên cờ nghĩa xả thân diệt thù?”
Để đối phó với thế mạnh của quân Mông – Nguyên, cả ba lần nhà Trần đều thực hiện kế sách
Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?
“Đố ai nổi sáng sông Rừng
Đã vui Hàm Tử lại mừng Chương Dương,
Vân Đồn cướp sạch binh cường,
Nội Bàng mai phục chặn đường giặc lui?”
Trước nguy cơ nhà Nguyên đang lăm le xâm lược Đại Việt lần thứ hai, Trần Quốc Tuấn đã soạn Hịch Tướng sĩ để
Nội dung nào không phản ánh đúng kế sách đánh giặc của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược?
Tác giả của câu nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là
Chiến thuật quen thuộc của quân Mông – Nguyên khi xâm lược Đại Việt là
Trước nguy cơ nhà Nguyên lăm le xâm lược Đại Việt lần thứ hai, năm 1284, nhà Trần đã tổ chức hội nghị Diên Hồng, mời các vị bô lão trong cả nước đến để bàn kế sách đánh giặc. Việc nhà Trần tổ chức Hội nghị Diên Hồng không thể hiện ý nghĩa nào dưới đây?