Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
Hà Nội có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như:
- Hồ Tây
- Hồ Hoàn Kiếm
- Văn Miếu – Quốc Tử Giám
- Đền Quán Thánh
A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
B. Đánh dấu phần chú thích.
C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
D. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
Đán án C
Em hãy đặt một câu khiến theo tình huống sau:
Để động viên một người bạn gặp khó khăn trong hoạt động vui chơi hoặc học tập.
Đọc hiểu:
Đọc bài thơ sau:
QUÊ HƯƠNG TUỔI THƠ TÔI
Tôi sinh ra nơi miền quê duyên hải
Đất Hải Phòng mê mải cánh buồm nâu
Biển quê tôi rất đẹp và rất giàu
Hoàng hôn đến với một màu tím biếc.
Thời gian trôi theo dòng đời hối tiếc
Bên mái trường ta học viết ngày xưa
Tháng 5 về mùa phượng đỏ đong đưa
Còn nhớ mãi chiều tắm mưa xóm nhỏ.
Có nhiều hôm nắng chưa vờn ngọn cỏ
Cùng bạn bè theo gió thả diều quê
Bao năm rồi trong nức nở tái tê
Tìm ký ức đam mê ngày xưa ấy
Thời gian trôi như một dòng sông chảy
Xa mất rồi ai tìm thấy được chăng
Nơi quê cũ ơi tình sâu nghĩa nặng
Tuổi thơ nào say đắm của ngày xưa ...
Tác giả: Bình Minh
Dựa vào nội dung bài đọc, thực hiện theo yêu cầu của bài tập:
Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của vùng đất nào?
Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu kể sau:
a. Hoa phượng cũng là hoa học trò.
b. Hồi còn đi học, Lan rất say mê âm nhạc.
Tác giả đã dùng những từ ngữ nào để miêu tả vẻ đẹp của biển quê mình?
Qua bài thơ, em hiểu gì về tình cảm của nhà thơ với quê hương mình? Viết câu trả lời của em!
Sự vật nào khiến tác giả ấn tượng nhất khi nhớ về quê hương của mình?
Hãy sử dụng một thành ngữ thuộc chủ điểm “Những người quả cảm” để đặt câu.