Chủ nhật, 19/05/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/06/2021 472

Từ năm 1960 đến năm 1973 tình hình kinh tế Nhật Bản như thế nào?

A. Phát triển xen lẫn suy thoái  

B. Cơ bản được phục hồi

C. Phát triển thần kì

Đáp án chính xác

D. Có bước phát triển nhanh

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

C

- Sau khi được phục hồi, từ năm 1952 đến năm 1962, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1969 là 10,8%; từ năm 1970 đến năm 1973, tuy có giảm đi nhưng vẫn đạt bình quân 7,8%, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia và Canada; vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư sản (sau Mĩ).

- Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất của thế giới (cùng với Mĩ và Tây Âu).

- Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học-kĩ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. Tính đến năm 1968, Nhật Bản đã mua bằng phát minh của nước ngoài trị giá 6 tỉ USD. Khoa học-kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng, đạt được nhiều thành tựu lớn.

- Ngoài các sản phẩm dân dụng nổi tiếng thế giới (như tivi, tủ lạnh, ôtô v.v.., Nhật Bản còn đóng tàu chở dầu có trọng tải 1 triệu tấn; xây dựng các công trình thế kỉ như đường ngầm dưới biển dài 53,8 km nối hai đảo Hônsu và Hốccaiđô, cầu đường bộ dài 9,4 km nối hai đảo Hônsu và Sicôcư.

=>Từ năm 1960 đến năm 1973 tình hình kinh tế Nhật Bản Phát triển thần kì.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Việc “Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức” được kí kết (11-1972) có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án » 18/06/2021 13,380

Câu 2:

Mục tiêu lớn nhất của Nhật Bản muốn vươn đến từ năm 1991 đến năm 2000?

Xem đáp án » 18/06/2021 5,033

Câu 3:

Một trong những mục đích chính của thực dân Pháp trong quá trình thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929) là

Xem đáp án » 18/06/2021 3,336

Câu 4:

Vì sao cuộc  bãi công của thợ  máy xưởng Ba Son - Sài Gòn (8/1925) đánh dấu bước phát triển của phong trào công nhân Việt Nam?

Xem đáp án » 18/06/2021 2,599

Câu 5:

Thỏa thuận nào sau đây của hội nghị Ianta (2/1945) đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam?

Xem đáp án » 18/06/2021 2,481

Câu 6:

Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do

Xem đáp án » 18/06/2021 2,069

Câu 7:

Yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN là

Xem đáp án » 18/06/2021 1,924

Câu 8:

Trong thời kì cận đại, cuộc cách mạng tư sản nào được coi là triệt để và điển hình nhất?

Xem đáp án » 18/06/2021 1,688

Câu 9:

Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp rất hạn chế phát triển công nghiệp nặng?

Xem đáp án » 18/06/2021 1,537

Câu 10:

Lực lượng xã hội đông đảo nhất ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929) là

Xem đáp án » 18/06/2021 1,526

Câu 11:

Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (chủ yếu là Việt Nam) vào thời điểm nào?

Xem đáp án » 18/06/2021 923

Câu 12:

Sự kiện nào dưới đây khẳng định Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin tưởng đi theo con đường cách mạng vô sản?

Xem đáp án » 18/06/2021 821

Câu 13:

Ý không phải là hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý đối với Tây Âu thời hậu kì trung đại ?

Xem đáp án » 18/06/2021 810

Câu 14:

Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án » 18/06/2021 562

Câu 15:

Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919-1925 là:

Xem đáp án » 18/06/2021 502

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »