Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Danh sách câu hỏi

Có 120 câu hỏi trên 3 trang

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120:

Bước vào năm 1972, quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược từ ngày 30 – 3, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu bên cạnh các hướng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, rồi phát triển rộng ra khắp chiến trường miền Nam.

Quân ta tiến công địch với cường độ mạnh, quy mô lớn, trên hầu khắp các địa bàn chiến lược quan trọng. Chỉ trong thời gian ngắn (đến cuối tháng 6 - 1972), quân ta chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn tên địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn và đông dân thân sau đòn mở đầu bất ngờ của quân ta, quân đội Sài Gòn có sự yểm trợ của quân Mĩ đã phản công lại, gây cho ta nhiều tổn thất; Mĩ gây trở lại chiến tranh phá hoại miền Bắc từ ngày 6 – 4 – 1972.

Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận thất bại của “Việt Nam hóa chiến tranh”).

 (Nguồn: SGK Lịch sử 12 Nâng cao trạng 244, 245)

Địa điểm nào không là hướng tiến công của quân ta trong năm 1972?

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117

Thời kì đầu sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan) đều tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội) với mục tiêu nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Nội dung chủ yếu là đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất...

Thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội, các nước này đã đạt được một số thành tựu bước đầu về kinh tế - xã hội.

Sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, phát triển một số ngành chế biến, chế tạo. Kế hoạch phát triển kinh tế 6 năm của Thái Lan (1961 - 1969) đã tăng thu nhập quốc dân 7,6%, dự trữ ngoại tệ và vàng tăng 15%. Với Malixia, sau kế hoạch 5 năm (1966 – 1970), miền Tây đã tự túc được lương thực, miền Đông giảm nhập khẩu gao...

Tuy nhiên, chiến lược kinh tế này cũng bộc lộ những hạn chế: thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ, chi phí cao dẫn đến tình trạng thua lỗ, tệ tham nhũng, quan liêu phát triển, đời sống người lao động còn khó khăn, chưa giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12 trang 29)

Một trong những mục tiêu của nhóm năm nước sáng lập ASEAN khi thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội là

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111

Trong số hơn 83 triệu dân từ 5 tuổi trở lên tại thời điểm 1/4/2014, trong vòng 5 năm trước thời điểm điều tra có 1,7% tương ứng với 1,4 triệu người di cư trong huyện; 2,0% tương ứng 1,6 triệu người di cư giữa các huyện; 3,1% tương ứng 2,6 triệu người di cư giữa các tỉnh, và có một tỷ lệ rất nhỏ chiếm 0,1% tương ứng 65,7 nghìn người nhập cư quốc tế.

Trong giai đoạn từ 1999 - 2009 có sự tăng mạnh ở luồng di cư từ nông thôn đến thành thị (từ 27,1% trong 5 năm trước 1/4/1999 lên 31,4% trong 5 năm trước 1/4/2009). Tuy nhiên, đến giai đoạn di cư 2009-2014 tỷ trọng luồng di cư này lại giảm xuống 29%, thay vào đó là sự tăng lên của dòng di cư từ thành thị đến thành thị, di cư từ thành thị đến nông thôn. Điều này là do sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, dẫn đến một bộ phận không tìm kiếm được việc làm ở khu vực thành thị sẽ về quê, một bộ phận khác chuyển đến những khu vực thành thị khác phát triển hơn để tìm kiếm cơ hội việc làm.

Có 4 tỉnh có tỷ trọng luồng di cư thành thị - nông thôn cao nhất là Vĩnh Phúc, Thừa Thiên - Huế, Bình Dương và Cần Thơ. Điều đặc biệt phải nói đến ở đây là đối với Bình Dương, một tỉnh có tốc độ đô thị hóa khá nhanh nhưng luồng di cư chủ yếu lại là từ thành thị vào nông thôn (chiếm 72,8%). Điều này là do các khu công nghiệp mới hình thành và tập trung chủ yếu ở những vùng nông thôn, chính vì vậy đã thu hút phần lớn lao động di cư từ khu vực thành thị ở những tỉnh khác đến.

Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009, tuổi trung vị của người không di cư năm 2009 là 30 tuổi, có nghĩa là một nửa dân số không di cư có độ tuổi từ 30 trở xuống, còn tuổi trung vị của người di cư ít hơn khoảng 5 năm, hay nói cách khác có một nửa số người di cư có độ tuổi từ 25 trở xuống. Kết quả phân tích số liệu Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014 cung cấp thêm những bằng chứng khẳng định các phát hiện trước đây cho thấy người di cư thường là những người trẻ tuổi.

(Nguồn: NXB Thông tấn Hà Nội, 2016)

Theo bài đọc, năm 2014 số người di cư nội địa chiếm khoảng bao nhiêu?

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 - 96

Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó tan được trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan:

- Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ. Trong nhiều trường hợp khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn cũng tăng theo.

- Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí trong nước tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

Khi làm lạnh một số dung dịch muối bão hòa thì độ tan thường giảm xuống, vì vậy có một phần chất rắn không tan bị tách ra (phần kết tinh). Nếu chất kết tinh ngậm nước thì lượng nước trong dung dịch sau ít hơn lượng nước trong dung dịch ban đầu. Nếu chất kết tinh không ngậm nước thì lượng nước trong dung dịch sau bằng lượng nước trong dung dịch ban đầu.

Thí nghiệm: Sinh viên A tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới độ tan của các chất: NaNO3, KBr, KNO3, NH4Cl, NaCl, Na2SO4 trong 100 gam nước. Kết quả thí nghiệm được tổng kết trong bảng sau:

 

t°

Độ tan (g/100gH2O)

NaNO3

KBr

KNO3

NH4Cl

NaCl

Na2SO4

10°C

80

60

20

30

35

60

60°C

130

95

110

70

38

45

Dựa vào kết quả thí nghiệm, trả lời các câu hỏi từ 91 đến 94:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ảnh hưởng của sự tăng nhiệt độ (từ 10°C đến 60°C) tới độ tan của các chất trong thí nghiệm trên?