Đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 7)
-
1058 lượt thi
-
120 câu hỏi
-
150 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Yếu tố Hán Việt “phụ” trong từ nào dưới đây có nét nghĩa khác với những từ còn lại?
- Yếu tố “phụ” trong các từ “phụ tử”, “phụ mẫu”, “phụ thân” có nghĩa là “cha”.
- Yếu tố “phụ” trong từ “phụ thuộc” có nghĩa là bám, dính, dựa vào người/vật nào đó.
Chọn B
Câu 2:
Từ nào được dùng sai trong câu văn sau: Giờ học hôm nay các em đã rất tích cực phát biểu bài, không khí lớp học rất linh động.
Từ dùng sai trong câu trên là từ “linh động”. “Linh động” có nghĩa là xử lý vấn đề một cách mềm dẻo, phù hợp với tình thế, không cứng nhắc theo một công thức cố định. Từ “linh động” không thể dùng để miêu tả không khí lớp học.
Ta có thể thay từ “linh động” thành “sinh động”: Giờ học hôm nay các em đã rất tích cực phát biểu bài, không khí lớp học rất sinh động.
Chọn C
Câu 3:
“Một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này” là nhận định của Hoài Thanh về nhà thơ Mới nào?
Phong trào thơ Mới với sự nở rộ của cái tôi cá nhân đã đem đến cho thơ ca Việt Nam những phong cách thơ, hoàn thiện diện mạo thơ ca dân tộc. Các nhà thơ được nhắc tới trong các phương án đều đã được học/đọc thêm trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2. Mỗi nhà thơ có một phong cách riêng:
- Huy Cận: hồn thơ ảo não, lối thơ hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí.
- Xuân Diệu: “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới”, đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới của một trái tim khát khao sống, khát khao yêu đương và giao cảm với đời, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời tha thiết cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.
- Hàn Mặc Tử: hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào thơ Mới, đưa vào thơ những sáng tạo độc đáo, những hình tượng ngôn từ đầy ấn tượng, gợi cảm giác liên tưởng và suy tưởng phong phú.
- Nguyễn Bính: nhà thơ của chân quê, hồn quê, lối thơ giản dị, gần gũi với đời sống thôn quê ruộng đồng.
Chọn B
Câu 4:
Điền từ còn thiếu vào câu tục ngữ sau: Mạnh vì gạo,... vì tiền.
Đây là câu tục ngữ đúc kết quy luật của cuộc sống: vì giàu có nên đen trắng cũng thay đổi được, sai quấy cũng ra phải được. Từ còn thiếu phải hợp với văn cảnh và hiệp vần:
- Câu tục ngữ gồm 2 vế đối nhau, do đó, từ còn thiếu ở vế 2 phải đối với từ “mạnh” ở vế 1 (loại phương án B, C).
- Về hiệp vần: từ còn thiếu phải hiệp vần với từ “gạo” (loại phương án A).
Như vậy, “bạo” là từ còn thiếu trong tục ngữ đã cho.
Chọn D
Câu 5:
Câu văn sau thuộc kiểu câu gì: “Chị ấy hỏi tôi liệu anh ta có cho chị ấy thêm một cơ hội được không”?
Học sinh phân biệt được các kiểu câu phân loại theo mục đích giao tiếp:
- Câu trần thuật: miêu tả, kể lại, cho ý kiến về một sự vật, sự việc, hiện tượng (thường kết thúc bằng dấu chấm (.)).
- Câu nghi vấn: dùng để hỏi (thường kết thúc bằng dấu hỏi (?)).
- Câu cầu khiến: dùng để nhờ, yêu cầu người khác làm một việc gì đó (thường kết thúc bằng dấu chấm cảm (!))
- Câu cảm thán: dùng để bày tỏ cảm xúc (thường kết thúc bằng dấu chấm cảm (!)).
Câu văn trên thuật lại nội dung câu hỏi của “chị ấy”. Do đó, nó là câu trần thuật.
Chọn A
Câu 6:
Điền từ còn thiếu vào câu thơ sau:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý ... qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
(Tố Hữu, Từ ấy)
Từ còn thiếu phải phù hợp nhất với nội dung của đoạn thơ, góp phần tạo ra hiệu quả tối đa về cảm nhận. Các từ trong các phương án đều phù hợp, nhưng từ phù hợp nhất là “chói”: diễn tả ánh sáng mặt trời với cường độ mạnh, có tác động mạnh mẽ đến nhân vật trữ tình, làm thay đổi nhận thức, nhận ra chân lí.
Chọn B
Câu 7:
Trong các từ sau, từ nào viết đúng chính tả?
- Từ đúng chính tả là từ “dã tâm” chỉ người có suy nghĩ độc ác, không từ thủ đoạn để đạt được điều mình mong muốn.
- Từ “xào huyệt”, “xung túc” sai phụ âm đầu, viết đúng là “sào huyệt”, “sung túc”: “sào huyệt” nghĩa là nơi tụ tập, ẩn náu của một người/nhóm người nguy hiểm, sung túc” nghĩa là giàu có, đầy đủ về mọi mặt.
- Từ “đúng đắng” sai phụ âm cuối, viết đúng là “đúng đắn”: phù hợp với thực tế, quy luật, với lẽ phải và đạo lý.
Chọn C
Câu 8:
Xác định lỗi sai của câu văn sau: Chiến sĩ nam phải cắt tóc ngắn, chiến sĩ nữ phải cột tóc lên cao, râu phải cạo nhẵn.
- Các phương án A, B là các lỗi ngữ pháp về thiếu thành phần câu. Học sinh dùng cách xác định các thành phần chính của câu để kiểm tra câu văn có mắc lỗi ngữ pháp hay không.
- Câu sai logic là câu mắc lỗi về ngữ nghĩa, câu vô nghĩa hoặc có nghĩa không hợp lí.
- Câu sai quy chiếu là dạng câu có cấu trúc buộc người đọc hiểu một vật/người này trong khi người viết muốn chỉ một vật/người khác.
Câu văn đã cho là câu ghép có đầy đủ các cụm chủ - vị. Cụm 1: Chủ: Chiến sĩ nam, vị: phải cắt tóc ngắn; cụm 2: Chủ: Chiến sĩ nữ, vị: phải cột tóc cao, râu phải cạo nhẵn.
Đây là một câu văn sai logic vì “chiến sĩ nữ” không có râu, do đó vế “râu phải cạo nhẵn” làm vị ngữ cho chủ ngữ “chiến sĩ nữ” là không phù hợp về logic ngữ nghĩa.
(Sửa: Chiến sĩ nam phải cắt tóc ngắn, râu phải cạo nhẵn, chiến sĩ nữ phải cột tóc lên cao.)
Chọn C
Câu 9:
Điểm đặc biệt nhất về nghệ thuật của đoạn thơ dưới đây là gì?
Nàng ơi! Tay đêm đang giăng mềm
Trăng đan qua cành muôn tay êm
Mây nhung pha màu thu trên trời
Sương lam phơi màu thu muôn nơi
(Bích Khê, Tỳ bà)
Điểm đặc biệt nhất của đoạn thơ, cũng là của bài thơ này là sử dụng toàn thanh bằng (thanh huyền, thanh ngang).
Chọn A
Câu 10:
Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu văn sau: “Lòng cô ... trước khoảnh khắc một ngày trôi qua vô nghĩa và ...
Hai từ đúng chính tả cần tìm là “man mác” và “buồn bã”. “Man mác” gợi tả cảm xúc tâm trạng bâng khuâng đượm buồn. Từ đúng “buồn bã” dùng để chỉ tâm trạng âu sầu, nặng nề.
Chọn B
Câu 11:
Xác định các phép liên kết được sử dụng trong các câu văn sau: “Mối tình đầu cũng như tiếng chuông vậy. Nó đã qua rồi dẫu rằng ta vẫn nghe những âm vang của nó còn đọng mãi”. (Đông Vy, Thánh đường xưa)
Học sinh cần nắm vững đặc điểm của các phép liên kết hình thức:
- Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.
- Phép liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
- Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
- Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
Phép liên kết được sử dụng ở đây là phép thế và phép liên tưởng: “nó” thế cho “Mối tình đầu”; trường liên tưởng: “tiếng chuông” – “âm vang”.
Chọn D
Câu 12:
Tập truyện ngắn nào của Nguyễn Tuân được Vũ Ngọc Phan đánh giá là “gần đạt tới sự toàn thiện toàn mỹ”?
Tập truyện ngắn của Nguyễn Tuân được Vũ Ngọc Phan đánh giá là “gần đạt tới sự toàn thiện toàn mỹ” là tập truyện ngắn “Vang bóng một thời”. Tập truyện đã làm sống lại cả một thời vang bóng đã qua với những nghệ thuật cổ thanh cao, những nếp sống, sinh hoạt xã hội nho phong của một nền văn minh xưa cũ. Nó cũng là niềm nuối tiếc của một tâm hồn hoài cổ trước những cái hay, cái đẹp, những nghệ thuật cầu kỳ của một thời đại đã qua này chỉ còn vang bóng. Những phương án còn lại của các tác giả khác nhau: phương án A: “Nắng trong vườn” là tập truyện ngắn của Thạch Lam, phương án B “Đôi lứa xứng đội” là tên toà soạn báo đặt cho tác phẩm “Cái lò gạch cũ” (sau này là “Chí Phèo”) của Nam Cao, “Chiếc lư đồng mắt cua” là tác phẩm của Nguyễn Tuân viết về đời sống truỵ lạc.
Chọn C
Câu 13:
Nhóm từ nào dưới đây thuộc nhóm từ ghép?
Từ ghép là từ gồm hai tiếng trở lên, các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng nhau về mặt ngữ pháp, không phân tiếng chính, tiếng phụ. Nghĩa của từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của nó khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. Từ ghép chính phụ gồm một tiếng chính và một tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Từ láy là dạng đặc biệt của từ phức, được cấu tạo từ 2 tiếng, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được lấy giống nhau hoặc chỉ một phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau. Khác với từ ghép – các tiếng cấu thành đều có nghĩa, từ láy có thể chỉ có một tiếng có nghĩa, có thể không tiếng nào có nghĩa khi đứng riêng một mình.
Học sinh có thể xác định nhóm từ ghép bằng phương pháp loại suy, nhóm từ nào có từ láy thì sẽ bỏ qua phương án đó. Phương án B có các từ “ầm ĩ, “mập mờ” là từ láy; phương án C có “lang thang”, “ngoan ngoãn” là từ láy; phương án D: “xui xẻo”, “lè tè” là từ láy.
Chọn A
Câu 14:
“Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”
(Nguyễn Đình Thi, Đất nước)
Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Học sinh cần dựa trên số chữ của các câu thơ trong đoạn thơ để xác định cho đúng. Đoạn thơ có các câu thơ với số chữ không giống nhau. Như vậy, đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.
Chọn D
Câu 15:
Trong các câu sau:
I. Người yêu cũ của tôi đã có người yêu mới nhưng tôi vẫn chưa quên được anh ta.
II. Việt Nam, đất nước của những con người anh hùng, những danh lam thắng cảnh, những điệu hát câu hò thắm đượm tình quê.
III. Tôi không hiểu sao, trong lòng tội lúc nào cũng nặng nề khi nghĩ đến cảnh mẹ tôi phải sống đơn độc một mình trong căn nhà rộng lớn.
IV. Hoàng hôn, ngày 5 tháng 9 năm 2020 lúc 17h00, tại km 753 Quốc lộ 1A một vụ tai nạn giao thông đã xảy ra giữa một xe máy và một xe tải.
Câu nào sai?
- Câu II là câu sai vì thiếu thành phần vị ngữ, cụm từ “đất nước của những con người anh hùng, những danh lam thắng cảnh, những điệu hát câu hò thắm đượm tình quê” là thành phần phụ chú cho chủ ngữ “Việt Nam”. (Sửa: Việt Nam là đất nước của những con người anh hùng, những danh lam thắng cảnh, những điệu hát câu hò thắm đượm tình quê.)
- Câu IV là câu sai về phong cách ngôn ngữ. Câu trên có thể thuộc văn bản báo chí hoặc văn bản hành chính. Từ “hoàng hôn” không phù hợp với các phong cách ngôn ngữ trên. (Sửa: Ngày 5 tháng 9 năm 2020 lúc 17h00, tại km 753 Quốc lộ 1A đã xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe gắn máy và xe tải.)
- Hai câu còn lại là cậu đúng.
Chọn C
Câu 16:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 16 đến 20:
Mùa thu, cánh đồng lúa mướt xanh bởi bàn tay người chăm bón. Từng khóm lúa, lá xoè rộng đan kín mặt đất, mẹ tảo tần sớm hôm nên cả ruộng lúa không có một nhánh cỏ dại.
Lúa tốt bời bời hứa hẹn vụ mùa bội thu. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, từng làn sóng lúa nhấp nhô, nhấp nhô đuổi nhau tới tận chân trời. Trên triền đê, mặc bầy trâu thong thả gặm cỏ, ta mải mê chạy theo đàn bướm. Bướm vàng, bướm trắng xinh xinh bay cả vào trong giấc mơ. Cánh đồng quê trong buổi chiều thu dịu dàng, đẹp như một bức tranh, bồi đắp tâm hồn thơ trẻ. Cánh đồng quê thơm thảo cho ta bát cơm manh áo, nuôi dưỡng ta bằng cả tấm chân tình mộc mạc bình dị. Ta lớn lên biết ơn cánh đồng, biết ơn người dân quê mình một nắng hai sương làm lụng vất vả.
(Nguyễn Thị Hải, Viết cho mùa thu)
Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên là gì?
Đoạn văn trên hấp dẫn bởi tính truyền cảm của nó. Đoạn văn thể hiện những cảm xúc tinh tế sâu lắng về mùa thu bình yên của làng quê với cây lúa, đàn trâu, bướm vàng bướm trắng... Văn phong mượt mà, gợi cảm, sử dụng nhiều biện pháp tu từ... Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là nghệ thuật.
Chọn C
Câu 17:
Từ “thơm thảo” trong câu Cánh đồng quê thơm thảo cho ta bát cơm manh áo, nuôi dưỡng ta bằng cả tấm chân tình mộc mạc bình dị có nghĩa là gì?
Câu văn thể hiện sự biết ơn đối với cây lúa đã cung cấp lương thực nuôi dưỡng con người. Cánh đồng quê không chỉ cho con người “bát cơm manh áo” mà con nuôi dưỡng con người bằng “tấm chân tình mộc mạc bình dị”. Như vậy, trong cảm nhận của tác giả, cánh đồng quên là một sinh thể, có tâm hồn, có tấm lòng “thơm thảo” – tốt bụng, bao dung yêu thương con người.
Chọn A
Câu 18:
Xác định biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ sau: “Cánh đồng quê trong buổi chiều thu dịu dàng, đẹp như một bức tranh, bồi đắp tâm hồn thơ trẻ”.
Biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên là biện pháp so sánh: so sánh vẻ đẹp của “cánh đồng quê trong buổi chiều thư” với “một bức tranh”.
Chọn B
Câu 19:
Xác định phương thức biểu đạt chính của các câu văn sau: “Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, từng làn sóng lúa nhấp nhô, nhấp nhô đuổi nhau tới tận chân trời. Trên triền đê, mặc bầy trâu thong thả gặm cỏ, ta mải mê chạy theo đàn bướm. Bướm vàng, bướm trắng xinh xinh bay cả vào trong giấc mơ.”
Các câu văn trên mô tả khung cảnh của một buổi chiều thu trên triền đê gần ruộng lúa. Các hình ảnh được miêu tả: những cây lúa trên ruộng, đàn trâu gặm cỏ, trẻ em đang mải chạy theo đàn bướm. Vậy, phương thức biểu đạt chính là miêu tả.
Chọn D
Câu 20:
Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Trước hết đoạn văn là một bức tranh mùa thu nơi miền quê. Những hình ảnh được gợi ra trong đoạn thơ gắn bó thân thuộc với bất cứ vùng quê nào trên đất nước ta: cánh đồng, cây lúa, con trâu, triền đê... Do đó, phương án B, C không đúng.
Đoạn văn bày tỏ cảm xúc của tác giả trước mùa thu quê hương: yêu mến, trân trọng, biết ơn cánh đồng quê và mùa thu quê hương. Do đó, phương án D không đúng.
Phương án A là phương án đúng của câu hỏi này.
Chọn A
Câu 21:
Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.
After leaving school, she spent a year travelling,__________ in Africa and Asia.
Câu A có “the more”, cấu trúc thường gặp trong kiểu câu so sánh tăng tiến, nhưng ở đây nếu là đáp án đúng thì chỉ có một vế, không đúng. Ta loại câu Á.
Câu B có “furthermore” là trạng từ, đồng nghĩa với “moreover”, dùng để giới thiệu thêm một ý góp vào những ý đã nêu trước, cũng không thích hợp trong vị trí này khi sau đó không phải 1 câu trọn vẹn. Ta loại câu B.
Câu C có “the most” với nghĩa là nhiều nhất hay hầu hết, theo sau nó phải là tính từ hay danh từ. Thế nên trong trường hợp này là không phù hợp. Ta loại luôn câu C.
Chỉ còn câu D, “mostly” có nghĩa là “mainly”, trạng từ. Về nghĩa thì hoàn toàn phù hợp với câu. Ta có thể dịch câu là “Sau khi rời trường học, cô ấy dành 1 năm để đi du lịch, hầu hết là ở Châu Phi và Châu Á.” Ta chọn câu D.
Câu 22:
He appears rough and a little rude, but once you get to know him he turns out to be a very______ person.
Đây là loại câu kiểm tra Word form. Thường khi làm bài này, các em sẽ xét vị trí trống xem cần điền loại từ gì trước rồi mới nhìn qua các lựa chọn. Vị trí trống có phía trước là trạng từ, sau là danh từ, trong cụm “a/an+ Adv + ... + Noun”. Vị trí cần điền phải là tính từ bổ nghĩa cho danh từ. Tuy nhiên, 4 lựa chọn của đề bài lại đều là tính từ. Thế là ta chỉ có cách xét nghĩa.
Caring: biết quan tâm, giàu tình yêu thương.
Careful: cẩn thận
Careless: bất cẩn
Carefree: vô tư, không lo nghĩ nhiều
Nghĩa của câu này là “Anh ta có vẻ ngoài cứng rắn và hơi thô lỗ, nhưng một khi bạn đã quen biết thì sẽ thấy anh ta hóa ra là con người rất biết quan tâm”.
Đáp án rõ ràng là câu Á.
Chọn A
Câu 23:
The newly captured images are helping scientists to understand how some stars come__________ existence.
Câu này kiểm tra giới từ. Đây là cụm: “come into existence” có nghĩa là “bắt đầu hình thành”. Với dạng này, chỉ có học thuộc lòng nhé các em!
Chọn B
Câu 24:
Sam, my youngest brother, _____ to change a light bulb when he _______ and_________
Câu này kiểm tra thì. Có cấu trúc câu khi ai đó đang làm việc gì thì có một việc khác đột ngột xảy ra. Với dạng câu đó, việc đang làm hẳn nhiên là tiếp diễn, và trong câu này là quá khứ tiếp diễn, còn việc đột xuất chen ngang sẽ là quá khứ đơn.
Theo đó, đáp án là câu D.
Câu 25:
Sometimes the prices in the local shop are________ better than the supermarket's prices.
Trong câu này, ta chọn câu A vì “much better” là cụm được dùng trước so sánh hơn của tính từ và trạng từ để nhấn mạnh mức độ.
Chọn A
Câu 26:
Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.
They had been invited to a Hindu wedding and was not sure what happened on such occasions
Câu này có vị trí A và C đều là thì liên quan đến quá khứ. Nhìn động từ còn lại không bị gạch dưới trong câu: “happened” ở thì quá khứ đơn, ta đoán mạch thì trong câu này là quá khứ. Xét nghĩa của câu với thứ tự sự việc xảy ra: “Họ được mời đi dự 1 đám cưới Hindu và không chắc chuyện gì (nghi lễ gì) diễn ra trong những dịp như vậy.” Vậy về thì, câu Á và C đúng thì. Tuy nhiên, nếu chú ý kỹ thì câu này là câu có 1 chủ ngữ cho cả 2 cụm động từ (A và C). Chủ ngữ là “They”, số nhiều thì C phải là “were” mới phù hợp. Suy ra đáp án C.
Câu 27:
The Taylors had the same suitcase as us, and we accidentally picked up their.
“Their” là tính từ sở hữu, không thể đứng một mình sau cụm động từ “picked up”. Cần sửa lại thành “theirs” là đại từ sở hữu.
Chọn D
Câu 28:
In these days it was considered not quite proper for young ladies to be seen talking to men in public.
Sửa lại thành “those” vì “in those days” là “vào những ngày đó”, dùng chỉ khoảng thời gian trong quá khứ.
Chọn A
Câu 29:
She had to get up and walk all the way through the hall to meet Ian, who isn't easy with a bad back.
Câu này có đại từ quan hệ “who” là đại từ chỉ người, vị trí của chủ ngữ. Nếu chỉ xét trong phạm vi từ “Jan...” trở xuống thì có vẻ không sai. Tuy nhiên, khi xét cả câu thì đại từ quan hệ ở đây không bổ nghĩa cho “Ian” mà là bổ nghĩa cho cả câu. Tạm dịch “Bà phải đứng dậy và đi băng cả đoạn đường qua sảnh để gặp Ian, mà điều này chẳng dễ dàng với cái lưng không khỏe.” Suy ra đáp án là C, và đại từ quan hệ phải là “which”. Đáp án đúng là câu A.
Câu 30:
There are a little things you can do to extend the life of your carpet.
“A little” không đi với danh từ số nhiều là “things”. Sửa lại: “a few”.
Chọn B
Câu 31:
Which of the following best restates each of the given sentences?
"Are you going to the party tomorrow?", John asked me.
Detect key words (John, me, party, tomorrow), tense (present simple), structure (be going to)
Ta phải chọn câu tường thuật gián tiếp cho câu đề. Với động từ tường thuật quá khứ “asked”, ta biết “tomorrow” phải chuyển thành “the next day” hay “the day after”, “the following day”. Suy ra loại câu B. Ta loại cả câu C và D vì xét nghĩa khác biệt với ý câu đề. Ý câu đề là “John hỏi tôi liệu tôi có đi dự tiệc ngày mai không”. Câu C và D lại có ý là John mời tôi đi dự tiệc cùng.
Chọn A
Câu 32:
Optimists believe that life will be far better than it is today.
Detect key words (optimists, life, far better, today), tense (present and future simple)
Ta chọn đáp án B vì có nghĩa tương đồng với câu đề (rằng tương lai sẽ tốt hơn hiện tại), trong khi A và D cho rằng tương lai và hiện tại không khác nhau, câu C cho rằng tương lai còn tệ hơn nữa.
Chọn B
Câu 33:
We're committed to the project. We wouldn't be here otherwise.
Detect key words (committed, project, wouldn't be), tense (present simple, would), structure (otherwise – dạng câu điều kiện)
Câu đề có câu đầu là sự thật, câu sau là dạng câu điều kiện với “otherwise” nghĩa là “nếu không vì vậy”.
Đáp án là câu D vì khi viết đầy đủ bằng mệnh đề If, thì của câu đầu của đề sẽ thay đổi và chuyển phủ định cho phù hợp nghĩa giả định.
Chọn D
Câu 34:
Housewives do not have to spend a lot of time doing housework any more.
Detect key words (housewives, not, spend, time, housework), tense (present simple), structure (have to, spend time doing sth)
Cấu trúc “No longer” và đảo ngữ có nghĩa tương đồng với câu đề “not... anymore”.
Chọn B
Câu 35:
He threw himself on his bed. He was exhausted after a long journey.
Detect key words (threw, himself, bed, exhausted, journey), tense (past simple). "exhausted" = very tired, tired out
“tireless”: không cảm thấy mệt
Câu A và D có nghĩa trái ngược (“not exhausted” và “tireless”)
Câu B dùng “too... to” để chỉ ý là quá mệt đến nỗi không “lay... on bed” được.
Đáp án là cậu C với nghĩa tương đồng và cách kết hợp 2 câu cùng chủ ngữ bằng việc rút gọn 1 vế bằng quá khứ phân từ.
Chọn C
Câu 36:
Read the passage carefully
Bees, classified into over 10,000 species, are insects found in almost every part of the world except the northernmost and southernmost regions. One commonly known species is the honeybee, the only bee that produces honey and wax. Humans use the wax in making candles, lipsticks, and other products, and they use the honey as a substance that people eat to maintain life and growth.
Bees live in a structured environment and social structure within a hive, which is a nest with storage space for the honey. The different types of bees each perform a unique function. The worker bee carries nectar and pollen to hive in a special stomach called a honey stomach. Other workers make beeswax and shape it into a honeycomb, which is a waterproof mass of six-sided compartments, or cells. The queen lays eggs in completed cells. As the workers build more cells, the queen lays more eggs.
All workers, like the queen, are female, but the workers are smaller than the queen. The male honeybees are called drones; they do no work and cannot sting. They are developed from unfertilized eggs, and their only job is to impregnate a queen. The queen must be fertilized in order to lay more worker eggs. During the season, when less honey is available and the drone is of no further use, the workers block the drones from eating the honey so that they will starve to death.
The word "species" in the first sentence probably means....
Đoạn chứa từ “species” là đoạn 1. Nếu đã học từ “species”, chắc các em đã nhận ra nghĩa gần nhất của “species” trong trường hợp này là câu B: “varieties” (loài, dạng)
Chọn B
Câu 37:
According to the passage, which sentence is NOT mentioned?
Câu này yêu cầu ta tìm ý không được nhắc đến trong bài. Ta sẽ gạch dưới các key word trong 4 lựa chọn. Sau đó đọc lướt qua bài để tìm những nơi nhắc đến các key word đó. "One commonly known species is the honeybee, the only bee that produces honey and wax...... but the workers are smaller than the queen. The male honeybees are called drones; they do no work and cannot sting. They [drones] are developed from unfertilized eggs, and their only job is to impregnate a queen."
Có thể thấy A là đáp án vì không hề được nhắc trong bài đọc.
Chọn A
Câu 38:
The word "They" in the last paragraph refers to....
Để biết “They” chỉ từ nào, ta xét câu trước đó trong đoạn cuối:
"The male honeybees are called drones; they do no work and cannot sting." Vậy ta có thể nhận ra “they” chỉ “drones” là đáp án đúng.
Chọn C
Câu 39:
From the passage, we can infer that ....
Đề yêu cầu ta tìm cậu đúng theo ý của bài đọc. Vì có 4 lựa chọn dài, ta cũng dùng phương pháp gạch dưới key word.
Xét A: Dò với bài đọc: “Bees [..] are insects found in almost every part of the world except (ngoại trừ) the northernmost and southernmost regions.” Ta thấy A sai.
Xét B: Dò với bài đọc: “The worker bee carries nectar and pollen to hive in a special stomach called a honey stomach.” Sai dữ liệu “wax”.
Xét C: Dò với bài đọc: “The different types of bees each perform a unique function.” Câu C khớp ý với bài.
Xét D: Dò với bài đọc: “All workers, like the queen, are female, [...]. The male honeybees are called drones..." Sai dữ liệu “male/female".
Suy ra đáp án là C.
Câu 40:
Which of the following is the best title for this reading?
Câu này hỏi đại ý của bài để tìm tiêu đề phù hợp. Điều này cũng khá dễ dàng khi ta đã làm xong 4 câu trên và đã đọc bài lướt qua vài lần.
Xét A: Bài chỉ dành 1 câu đầu để giới thiệu số lượng các loài ong, trong đó cụ thể nói về loài ong mật chứ không nói về nhiều loài. Tiêu đề “Các loại ong” là không phù hợp.
Xét B: Tiêu đề chỉ nhắc đến “drone” là nét ý nhỏ trong bài. Không phù hợp.
Xét C: “Việc tạo mật” cũng chỉ là nét ý nhỏ khi nhắc đến ong mật, cụ thể là công việc của "worker bee".
Xét D: Tiêu đề về “Ong mật – Đặc điểm và sự hữu ích” là phù hợp với những thông tin nêu trong bài, mô tả công việc đặc thù của những con ong trong tổ ong mật.
Suy ra đáp án là D.
Câu 41:
Một chiếc hộp hình hộp chữ nhật không nắp được làm từ một mảnh bìa kích thước 20cm x 30cm bằng cách cắt ở bốn góc bốn hình vuông bằng nhau. Diện tích phần đáy hộp bằng 200cm2. Chiều cao của chiếc hộp là
Chọn B
Câu 42:
Một xạ thủ bắn liên tiếp vào bia đạn đến khi viên đạn trúng đúng hồng tâm thì thôi. Biết rằng xác suất trúng hồng tâm của mỗi lần bắn là như nhau và bằng 0,1. Xác suất để xạ thủ dừng lại sau khi bắn viên thứ 5 là
Chọn B
Câu 43:
Sau khi chạy một chiến dịch giảm giá 10% để kích thích mua sắm, một cửa hàng thống kê được lượng hàng bán được tăng 30%. So với trước khi chạy chiến dịch thì doanh thu của hàng đã tăng bao nhiêu phần trăm?
Chọn C
Câu 44:
Cho một số tự nhiên có hai chữ số với chữ số hàng chục nhỏ hơn 3 đơn vị so với chữ số hàng đơn vị và số đó gấp 4 lần tổng các chữ số của nó. Số đó là
Chọn D
Câu 47:
Có 3 viên bị đến khác nhau, 4 viên bị đỏ khác nhau, 5 viên bị xanh khác nhau. Số cách để sắp xếp các viên bi thành một dãy sao cho các viên bị cùng màu ở cạnh nhau là
Chọn D
Câu 48:
Cho hàm số có đồ thị (C). Phương trình tiếp tuyến của (C) vuông góc với đường thẳng là
Chọn C
Câu 49:
Cho khối lăng trụ ABC.A'B'C' có thể tích bằng V. Các điểm M, N, P lần lượt thuộc các cạnh AA', BB', CC' sao cho . Thể tích V của khối đa diện ABC.MNP là
Chọn D
Câu 50:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm và đường thẳng . Phương trình mặt cầu (S) tâm I nhận là tiếp tuyến là
Chọn B
Câu 51:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 51 đến 55
Trong một phòng ban có 7 nhân viên gồm A, B, C, D, E, F, H. Trưởng phòng cần chia 7 người này vào ba đội làm việc. Đội 1 có 3 người, hai đội còn lại mỗi đội gồm 2 người và có một số quy tắc ghép đội sau
- D không cùng đội với C. - A ở cùng đội với E.
- H không ở đội 2 - B ở trong đội 1.
Đáp án nào sau đây có thể là một danh sách đầy đủ và chính xác của các thành viên của mỗi đội?
Đáp án D là đáp án đúng. Ba đáp án còn lại đều không thỏa mãn điều kiện.
Chọn D
Câu 52:
Nhân viên nào sau đây có thể ở cùng đội với E?
Vì A và E ở cùng đội nên ngoài A thì chỉ có B là cùng đội với E vì đội 1 có 3 người và các đội còn lại chỉ có 2 người.
Chọn D
Câu 53:
Đáp án nào sau đây là cặp nhân viên không thể ở cùng nhau trong đội 3?
Nếu F và H ở trong cùng một đội thì C và D phải ở cùng trong một đội nên mâu thuẫn với giả thiết.
Chọn A
Câu 54:
Giả sử điều kiện H không ở đội 2 được thay thế bằng điều kiện H ở trong đội 2, và các điều kiện khác được giữ nguyên khi đó phát biểu nào sau đây phải đúng?
Nếu F ở trong đội 2 thì D và C được xếp vào một đội do đó mâu thuẫn với giả thiết.
Chọn B
Câu 55:
Nếu H không thuộc đội 1, thì điều nào sau đây có thể đúng?
Nếu H không thuộc đội 1 thì H phải ở trong đội 3. Khi đó ta có trường hợp sau
TH1: A và E ở trong đội 2.
Tổ 1: B, D, F |
Tổ 1: B, C, F |
Tổ 2: A, E |
Tổ 2: A, E |
Tổ 3: H, C |
Tổ 3: H, D |
TH2: A và E ở trong đội 1.
Tổ 1: A, E, B |
Tổ 1: A, B, E |
Tổ 2: D, F |
Tổ 2: C, F |
Tổ 3: H, C |
Tổ 3: H, D |
Chọn B
Câu 56:
Nếu khẳng định “Mọi quần áo trong shop A đều bán hạ giá” là sai thì khẳng định nào sau đây là đúng?
I. Có một số quần áo trong cửa hàng này không bán hạ giá.
II. Mọi quần áo trong cửa hàng đều không bán hạ giá.
III. Không có quần áo nào trong cửa hàng này được bán hạ giá
IV. Không phải mọi quần áo trong cửa hàng này đều bán hạ giá.
Câu 57:
Sử dụng giả thiết sau đây để trả lời câu hỏi từ 57 đến câu 60
Một đội bóng 11 người có 7 cầu thủ chủ chốt gồm A, B, C, D, E, F, G. Đối với những trận bóng không quan trọng thì huấn luyện viên quyết định chỉ tung một số cầu thủ trong 7 cầu thủ chủ chốt trên với nguyên tắc
1) Nếu A ở trên sân thì D và E cũng phải ở trên sân.
2) Nếu B ở trên sân thì F ngồi dự bị.
3) Nếu E dự bị thì F ở trên sân.
4) Nếu C ở trên sân thì B hoặc G hoặc cả hai đều ở trên sân.
5) Nếu cả C và G đều ở trên sân thì D ngồi dự bị.
Phương án nào dưới đây huấn luyện viên có thể sử dụng?
Nếu C ở trên sân thì phải có B hoặc G hoặc cả hai nên phương án C loại.
Nếu B ở trên sân thì F phải ngồi dự bị nên loại bỏ phương án D.
Nếu A ở trên sân thì D và E phải ở trên sân, suy ra F ở dự bị nên loại phương án B.
Chọn A
Câu 58:
Có tối đa bao nhiêu cầu thủ chủ chốt đá ở trên sân cùng một lúc trong trận đấu không quan trọng?
Để có nhiều cầu thủ nhất thì A,D,E phải ở trên sân. Hơn nữa C ở trên sân, suy ra B có mặt trên sân hoặc G trên sân hoặc cả B và G. Nếu G trên sân kết hợp với C suy ra D ngồi dự bị, như vậy trái với giả thiết A ở trên sân. Do đó B trên sân suy ra F dự bị. Tóm lại có tối đa 5 cầu thủ trên sân là A,D,E,C,B và 2 cầu thủ ngồi dự bị là F và G.
Chọn C
Câu 59:
Nếu có chính xác hai cầu thủ trong 7 cầu thủ trên sâu, thì cầu thủ nào sau đây không thể là 1 trong 2 người đó?
Giả sử E là một trong hai cầu thủ ở trên sân suy ra người còn lại không thể là F. Khi đó người còn lại có các trường hợp sau
TH1: A thì suy ra D cũng phải ở trên sân. Không thể xảy ra.
TH2: B hoặc G ở trên sân thì C cũng phải ở trên sân. Không thể xảy ra.
TH3: C thì suy ra B hoặc G hoặc cả hai đều ở trên sân. Không thể xảy ra.
TH4: D thì suy ra A cũng phải ở trên sân. Không thể xảy ra.
Chọn C
Câu 60:
Nếu A ở trên sân thì điều nào sau đây phải đúng?
Câu 61:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 63
Bộ Công an công bố số liệu sơ bộ về số vụ phạm tội về trật tự xã hội tháng 5/2020 (từ ngày 15/4/2020 đến ngày 14/5/2020) như hình bên (nguồn: catp.danang.gov.vn)
So với tháng trước thì số vụ khám phá tháng 5/2020 chiếm bao nhiêu phần trăm?
Ta có: .
Chọn C
Câu 62:
Trung bình số vụ xảy ra nhiều hơn bao nhiêu so với trung bình số vụ khám phá của hai tháng 4 và 5 năm 2020?
Câu 63:
Số đối tượng bị bắt giữ, xử lý tháng 5/2020 tăng bao nhiêu phần trăm so với cùng kì năm trước?
Ta có: .
Chọn D
Câu 64:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 64 đến 66
Biểu đồ hình bên là thống kê sơ bộ về các lĩnh vực việc làm của dân số toàn thế giới năm 2013 (nguồn: worldometers.info)
Năm 2013, dân số thế giới là bao nhiêu?
Ta có: (tỷ người).
Chọn C
Câu 65:
Tại thời điểm năm 2013, số người lao động chiếm bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?
Số người lao động bao gồm người làm nghề dịch vụ, người làm nông nghiệp, công nhân, doanh nhân. Số phần trăm là
Chọn A
Câu 66:
Biết rằng dân số thế giới năm 2020 là 7,8 tỷ người, nếu muốn giảm đi 2% tỉ lệ thất nghiệp so với năm 2013 thì năm 2020 có bao nhiêu người thất nghiệp?
Tỉ lệ thất nghiệp năm 2013 là . Giả sử tỉ lệ thất nghiệp năm 2020 còn thì số người thất nghiệp năm 2020 là (tỷ) =312 (triệu).
Chọn B
Câu 67:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 67 đến 70
Thực trạng sản xuất các loại rau màu chính tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ năm 2015-2016 được liệt kê dưới bảng sau:
Khoản mục |
Năm |
|
2015 |
2016 |
|
1. Dưa hấu |
||
Diện tích (ha) |
78,5 |
123,8 |
Năng suất (tấn/ha) |
30,05 |
28,9 |
Lợi nhuận (đồng/ha/năm) |
153000000 |
161000000 |
2. Rau muống |
||
Diện tích (ha) |
101,2 |
97 |
Năng suất (tấn/ha) |
23,7 |
24,01 |
Lợi nhuận (đồng/ha/năm) |
295000000 |
300000000 |
3. Rau nhút |
||
Diện tích (ha) |
29,56 |
49,2 |
Năng suất (tấn/ha) |
25,9 |
27,7 |
Lợi nhuận (đồng/ha/năm) |
237000000 |
240000000 |
(Nguồn: tapchicongthuong.vn)
Lợi nhuận thu được từ ba loại rau màu chính năm 2015 là
Ta có công thức: tổng lợi nhuận = diện tích (ha) × lợi nhuận/ha.
Lợi nhuận năm 2015 là (nghìn đồng) đồng.
Chọn C
Câu 68:
Năng suất trồng dưa hấu năm 2016 giảm bao nhiêu phần trăm so với năm 2015?
Câu 69:
Diện tích trồng các loại rau màu chính năm 2016 so với năm 2015
Diện tích trồng các loại rau màu chính năm 2016 là (ha).
Diện tích trồng các loại rau màu chính năm 2015 là (ha).
Năm 2016 trồng nhiều hơn (ha) so với năm 2015 , phần trăm tăng lên là .
Chọn D
Câu 70:
Nhìn chung cả hai năm, loại rau màu được trồng nhiều nhất là
Diện tích trung bình trồng dưa hấu là (ha), trồng rau muống là (ha), trồng rau nhút là (ha).
Chọn A
Câu 71:
Cho 3 nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng tương ứng là 3s1, 3s23p3; 3s23p5
Phát biểu nào sau đây đúng?
X, Y, Z lần lượt thuộc các ô thứ 11, 15 và 17 của bảng tuần hoàn.
Z, Y , X lần lượt thuộc nhóm: VIIA, VA và IA của bảng tuần hoàn.
3 nguyên tố thuộc cùng 1 chu kì nên độ âm điện tăng dần .
Phát biểu đúng: Z tạo được hợp chất khí với hiđảro.
Chọn C
Câu 72:
Tốc độ của một phản ứng có dạng: ([A], [B] lần lượt là nồng độ mol của chất A và chất B; m, n lần lượt là hệ số của chất A và chất B trong phản ứng). Cho phương trình hóa học của phản ứng tổng hợp amoniac:
Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần, giữ nguyên nồng độ của N2, tốc độ phản ứng thuận
Tốc độ phản ứng ở thời điểm chưa tăng nồng độ của hidro:
Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần, tốc độ phản ứng:
Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần, tốc độ phản ứng tăng lên 8 lần.
Chọn A
Câu 74:
Phát biểu không đúng là
Phát biểu không đúng là axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí lại thu được axit axetic. Do khi cho phản ứng với dung dịch NaOH xảy ra phản ứng:
Tuy nhiên khi cho muối phản ứng với không thu được .
Chọn C
Câu 75:
Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình . Gọi v và a lần lượt là vận tốc và gia tốc của vật. Đặt . Hệ thức đúng là
Ta có:
.Câu 77:
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với nguồn sáng đơn sắc, hệ vận trên màn có khoảng vận i. Nếu giảm khoảng cách giữa hai khe thêm 5% và tăng khoảng cách từ hai khe đến màn 3% so với ban đầu thì khoảng vân giao thoa trên màn
Ta có: tăng .
Chọn B
Câu 79:
Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
Giảm phân xảy ra tế bào sinh dục (2n) đã chín trải qua hai lần phân bào liên tiếp gọi là giảm phân I và giảm phân II, nhưng nhiễm sắc thể chỉ nhân đội có một lần, nên sinh ra giao tử có bộ nhiễm sắc thể đơn bội: giao tử đực (tinh trùng hoặc tinh tử) và giao tử cái (trứng hoặc noãn) có n NST đơn.
Chọn B
Câu 80:
Trong tuần hoàn cơ thể người thì loại mạch nào có huyết áp cao nhất?
Huyết áp là áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu. Khi tim đập, huyết áp thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương). Tim đập gây ra do sức bơm của tim và tác động vào động mạch chủ to Nên động mạch có huyết áp cao nhất. Huyết áp động mạch cao nhất khi tim co bóp trong thì tâm thất thu. Áp suất tại thời điểm này gọi là huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu. Huyết áp tâm thu thay đổi tùy tuổi, thường từ 90-140mmHg.
Chọn B
Câu 81:
Một tế bào sinh dục sơ khai tiến hành nguyên phân 3 lần. Các tế bào tạo ra tiến hành giảm phân tạo tinh trùng. Số tinh trùng được tạo ra từ quá trình trên là:
Từ 1 tế bào nguyên phân 3 lần tạo ra 23 = 8 (tế bào).
Các tế bào trên giảm phân tạo ra: 8.4 = 32 (tinh trùng).
Chọn C
Câu 82:
Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ giúp chúng
Kích thước nhỏ bé thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào trên thể tích (S/V) lớn giúp tế bào trao đổi vật chất với môi trường nhanh chóng, giúp tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn; Cấu tạo đơn giản giúp vi khuẩn dễ dàng biến đổi thành một chủng loại khác khi có sự thay đổi về bộ máy di truyền.
Chọn B
Câu 83:
Để phát huy cao độ thế mạnh của vị trí địa lí trong khu vực Đông Nam Á, nước ta cần kết hợp xây dựng các loại hình vận tải nào sau đây?
Giải thích:
- Đường hàng không và đường biển đều có ưu điểm vận chuyển được hàng hóa trên những tuyến đường xa, đảm bảo sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, khu vực: đường hàng không có ưu điểm vận chuyển nhanh, tiện nghi, hiện đại; đường biển có khối lượng luân chuyển lớn, chuyên chở được hàng hóa nặng, giá cả hợp lí.
- Mặt khác nước ta nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, khu vực có nền kinh tế sôi động, tiếp giáp vùng biển rộng lớn phía đông và có vị trí cửa ngõ ra biển của Đông Nam Á đất liền, nhất là Lào và Đông Bắc Campuchia. Đồng thời nằm gần các tuyến hàng hải và hàng không quốc tế -> tạo điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò của các loại hình vận tải đường hàng không và hàng biển trong giao lưu, trao đổi hàng hóa, hợp tác giữa các nước.
Chọn A
Câu 84:
Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện trong các khu vực vùng núi nào dưới đây?
Giải thích: Ở nước ta, khu vực đồi núi được chia thành 4 vùng núi với hai hướng địa hình chủ yếu: hướng Tây Bắc - Đông Nam (Tây Bắc, Trường Sơn Bắc) và hướng vòng cung (Đông Bắc và Trường Sơn Nam).
Chọn D
Câu 85:
Nhận định nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh trong đai nhiệt đới gió mùa?
Giải thích: Đặc điểm của hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh trong đại nhiệt đới gió mùa là hình thành ở những vùng núi thấp, mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ, có cây cao tới 30-40m, phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm. Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.
Chọn C
Câu 86:
Trong câu thơ: “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông” (Nguyễn Du), “Gió đông” ở đây là
Giải thích: Ở miền Bắc, vào thời điểm cuối năm người ta thường chưng cành đào để đón xuân năm mới. Hoa đào bắt đầu nở vào cuối mùa đông (tháng 12 âm lịch) là thời kì mưa phùn đặc trưng ở miền Bắc do gió mùa Đông Bắc thổi qua biển mang theo lượng hơi ẩm nhất định và gây mưa phùn cho vùng đất liền → Gió đông được nhắc đến trong câu thơ trên là gió mùa mùa đông lạnh ẩm.
Chọn B
Câu 87:
Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa ngày nay?
Từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa. Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
Như vậy, sự ra đời của các tổ chức liên kết chính trị, văn hóa thế giới không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa ngày nay.
Chọn D
Câu 88:
Sự kiện nào đánh dấu chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) bị xóa bỏ ở Nam Phi?
Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền sống của con người. Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp tháng 11 – 1993 đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai). Sau đó, với cuộc bầu cử dân chủ giữa các chủng tộc ở Nam Phi (4 – 1994), Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.
Chọn A
Câu 89:
Sự kiện tiêu biểu cho cuộc đấu tranh của tầng lớp tiểu tư sản trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 là
Các sự kiện cuộc đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, cuộc vận động người Việt chỉ mua hàng của người Việt, cuộc vận động “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa” là phong trào đấu tranh tiêu biểu của tư sản và địa chủ lớn Việt Nam. Cùng với cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu (1925), các cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh (1926) chính là sự kiện tiêu biểu cho phong trào đấu tranh của tầng lớp tiểu tư sản trí thức trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925.
Chọn B
Câu 90:
Sự kiện nào dưới đây đánh dấu nhân dân ta đã hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”?
Ngày 21 – 7 – 1973, Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí chính thức. Với Hiệp định Pa-ri. Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta và rút hết quân về nước. Như vậy, việc hiệp định này được kí kết đánh dấu nhân dân ta đã hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút”, tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên “đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi là sự kiện đánh dấu ta đã “đánh cho ngụy nhào”; Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh là tuyên bố sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”; Hội nghị Pa-ri được triệu tập chưa đánh dấu sự thất bại triệt để của Mĩ.
Chọn D
Câu 91:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 - 96
Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó tan được trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan:
- Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ. Trong nhiều trường hợp khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn cũng tăng theo.
- Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí trong nước tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
Khi làm lạnh một số dung dịch muối bão hòa thì độ tan thường giảm xuống, vì vậy có một phần chất rắn không tan bị tách ra (phần kết tinh). Nếu chất kết tinh ngậm nước thì lượng nước trong dung dịch sau ít hơn lượng nước trong dung dịch ban đầu. Nếu chất kết tinh không ngậm nước thì lượng nước trong dung dịch sau bằng lượng nước trong dung dịch ban đầu.
Thí nghiệm: Sinh viên A tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới độ tan của các chất: NaNO3, KBr, KNO3, NH4Cl, NaCl, Na2SO4 trong 100 gam nước. Kết quả thí nghiệm được tổng kết trong bảng sau:
t° |
Độ tan (g/100gH2O) |
|||||
NaNO3 |
KBr |
KNO3 |
NH4Cl |
NaCl |
Na2SO4 |
|
10°C |
80 |
60 |
20 |
30 |
35 |
60 |
60°C |
130 |
95 |
110 |
70 |
38 |
45 |
Dựa vào kết quả thí nghiệm, trả lời các câu hỏi từ 91 đến 94:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ảnh hưởng của sự tăng nhiệt độ (từ 10°C đến 60°C) tới độ tan của các chất trong thí nghiệm trên?
Phát biểu đúng: Khi tăng nhiệt độ từ 10°C đến 60°C, độ tan của Na2SO4 giảm dần, độ tan của các chất còn lại trong thí nghiệm tăng dần.
Chọn D
Câu 92:
Khi thay đổi nhiệt độ, độ tan của chất nào sau đây chịu ảnh hưởng nhiều nhất?
Dựa vào bảng số liệu ta thấy, độ tan của KNO3 thay đổi nhiều nhất khi tăng nhiệt độ.
Chọn B
Câu 93:
Đồ thị hình bên biểu diễn mối quan hệ giữa nhiệt độ và độ tan của chất X. Chất X là
Câu 94:
Có thể dự đoán độ tan của NaCl ở 35°C là bao nhiêu?
Trong quá trình nghiên cứu khoa học, rất khó để đưa ra số liệu chính xác của phép đo, các kết quả thường có sai số nhất định và có giá trị nằm trong khoảng. Nếu mục đích của việc làm thí nghiệm chỉ để tìm ra xu hướng, quy luật và mối quan hệ giữa các đối tượng nghiên cứu, chúng ta có thể áp dụng phương pháp trung bình để tìm ra đáp án cho câu hỏi này. Theo bảng số liệu, giá trị độ tan của NaCl ở các nhiệt độ 10°C và 60°C lần lượt là 35 và 38. Do đó, ta dự đoán độ tan của NaCl ở 35°C là:
Chọn D
Câu 95:
Độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18°C là 21,2 gam. Ở 18°C, 250 g nước có thể hòa tan được tối đa bao nhiêu gam muối Na2CO3?
Ở 18°C, độ tan của muối Na2CO3 trong nước là 21,2 gam.
Tức ở 18°C; 21,2 gam Na2CO3 tan trong 100 gam nước thu được dung dịch bão hòa.
→ ở 18°C, x gam Na2CO3 tan trong 250 g nước thu được dung dịch bão hòa.
Chọn A
Câu 96:
Khi làm lạnh 600g dung dịch NaCl bão hòa từ 90°C xuống 10°C thì có bao nhiêu gam muối NaCl tách ra? Biết độ tan của NaCl ở 90°C là 50g và ở 10°C là 35g.
Ở 90°C, độ tan của NaCl là 50 gam nghĩa là có 50 gam NaCl tan trong 100 gam H2O tạo 150 gam dung dịch NaCl bão hòa.
Như vậy 600 gam dung dịch NaCl bão hòa ở 90°C có:
Ở 10°C, độ tan của NaCl là 35 gam nghĩa là có 35 gam NaCl tan trong 100 gam H2O tạo 135 gam dung dịch NaCl bão hòa
→ 400 gam H2O hòa tan được
Vậy khối lượng muối NaCl kết tinh là: 200 – 140 = 60 gam.
Chọn A
Câu 97:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Để truyền được các thông tin như âm thanh, hình ảnh,...đến những nơi xa, người ta đều áp dụng một quy trình chung là: - Biến âm thanh (hoặc hình ảnh,...) muốn truyền đi thành các dao động điện tần số thấp gọi là các tín hiệu âm tần (hoặc thị tần).
- Dùng sóng điện từ tần số cao (cao tần) mang các tín hiệu âm tần đi xa qua anten phát.
- Dùng máy thu anten thu để chọn và thu lấy sóng điện từ cao tần.
- Tách tín hiệu ra khỏi sóng cao tần rồi dùng loa để nghe âm thanh đã truyền tới (hoặc dùng màn hình để xem hình ảnh).
Ví dụ sơ đồ khối của một hệ thống phát thanh và thu thanh dùng sóng điện từ được vẽ trên hình
Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản và một máy thu thanh đơn giản đều có bộ phận nào sau đây
Từ hình vẽ có thể thấy trong máy phát thanh và máy thu thanh đều có anten, ở máy phát thanh vô tuyến là anten phát, ở máy thu thanh là anten thu.
Chọn A
Câu 98:
Cho tần số sóng mang (cao tần) là 800 kHz. Khi dao động âm tần có tần số 1000 Hz thực hiện một dao động toàn phần thì dao động cao tần thực hiện được số dao động toàn phần là
Thời gian dao động âm tần thực hiện 1 dao động là:
Thời gian dao động cao tần thực hiện 1 dao động là:
Trong thời gian só dao động cao tần thực hiện được là:
dao động
Chọn A
Câu 99:
Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm và tụ điện có điện dung biến thiên từ 10 pF đến 240 pF. Biết rằng, muốn thu được sóng điện từ thì tần số riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu (để có cộng hưởng). Trong không khí, tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 m/s, dải sóng máy thu được là
Nguyên tắc hoạt động của các loại máy (thu, phát sóng điện từ) sử dụng mạch dao động LC thì tần số sóng điện từ phát hoặc thu được phải bằng tần số riêng của mạch dao
động:
+ Tần số riêng của mạch LC:
+ Tần số sóng điện từ:
Để có cộng hưởng
Chọn D
Câu 100:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102
Xét một vật rắn quay quanh một trục cố định Oz như hình vẽ. TA tưởng tượng vật gồm nhiều chất điểm. Khi vật quay với tốc độ góc thì tất cả các chất điểm của vật đều chuyển động trên những đường tròn có tâm nằm trên trục quay với cùng tốc độ góc . Khi đó động năng của vật rắn là tổng động năng của tất cả các chất điểm tạo nên vật và được xác định theo công thức , trong đó I là momen quán tính của vật rắn đối với trục quay
Một đĩa tròn có momen quán tính I, đang quay quanh một trục cố định với tốc độ góc . Ma sát ở trục quay không đáng kể. Nếu tốc độ góc của đĩa giảm đi 2 lần thì động năng quay của đĩa đối với trục quay
Câu 101:
Cho momen quán tính của đĩa tròn là 2,5 kg m quay với tốc độ góc 8900 rad/s. Động năng quay của bánh đà bằng
Ta có: .
Chọn C
Câu 102:
Hai bánh xe A và B có cùng động năng quay, tốc độ góc . Tỉ số momen quán tính đối với trục quay đi qua tâm của A và B có giá trị nào sau đây
Câu 103:
Cho dữ kiện sau để giải quyết câu 103 đến 105:
Tại phòng thí nghiệm trường Đại học, thầy Đức chụp hình kính hiển vi điện tử gồm 2 tế bào ếch, 2 ảnh tế bào lá trinh nữ và 2 ảnh của vi khuẩn E. Coli. Sau đó thầy Đức quên đánh dấu hình và vô tình để lẫn lộn. Nhưng trong quá trình làm thí nghiệm, thầy đã ghi lại thông tin mà quan sát được: Hình A (lục lạp, riboxom, nhân); Hình B (vách tế bào, màng sinh chất); Hình C (ti thể, vách tế bào, màng sinh chất); Hình Đ (các vi ống, bộ máy Gongi); Hình E (màng tế bào, các riboxom); Hình F (nhân, lưới nội chất hạt).
Hai tế bào ếch là
Câu 104:
Hai tế bào lá cây trinh nữ là
Câu 106:
Cho thông tin sau, trả lời câu hỏi từ 106 đến 108:
Đối với các loài Tảo xoắn Spirulina platensis, Sen Nelumbo nucifera, Súng Nymphaea nouchali... thì quá trình hút nước cơ thể qua toàn bộ bề mặt cơ thể. Đối với thực vật cạn thì hút nước thông qua hệ thống lông hút của bộ rễ. Rễ cây có thể hút các chất khoáng bằng các cơ chế ít nhiều mang tính thụ động dựa trên quá trình khuyếch tán và thẩm thấu, quá trình hút bám trao đổi, đổi, quá trình phân phối theo cân bằng Donnan. Cơ chế hút khoáng thụ động này không có tính chọn lọc, không phụ thuộc vào hoạt động sinh lý của cây, các chất khoảng đi vào rễ nhờ sự chênh lệch nồng độ các ion trong rễ và ngoài môi trường.
xâm trao đổi, quá trình phân phối the
Để thích nghi với quá trình hút nước ở thực vật trên cạn thì rễ có đặc điểm như thế nào?
Đối với thực vật cạn thì hút nước thông qua hệ thống lông hút của bộ rễ. Tế bào lông hút do tế bào biểu bì kéo dài ra. Thành tế bào mỏng để nước thấm vào tế bào lông hút,
Chọn A
Câu 107:
Sự hút nước của Tảo xoắn Spirulina platensis, Sen Nelumbo nucifera, Súng Nymphaea nouchali phần lớn theo cơ chế nào?
Theo cơ chế từ thế nước cao (nhược trương) sang thế nước thấp (ưu trương) to cơ chế thẩm thấu.
Chọn C
Câu 108:
Giả sử thực vật trên cạn đem trồng dùng đất có độ mặn 15 phần nghìn thì hiện tượng gì xảy ra?
Dịch tế bào nhược trương so với môi trường nước mặn to cây không lấy được nước theo hình thức thẩm thấu (nước di chuyển từ môi trường nhược trương ít ion khoáng, nhiều nước sang môi trường ưu trương nhiều ion khoáng, ít nước) to cây chết.
Chọn B
Câu 109:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Trong số hơn 83 triệu dân từ 5 tuổi trở lên tại thời điểm 1/4/2014, trong vòng 5 năm trước thời điểm điều tra có 1,7% tương ứng với 1,4 triệu người di cư trong huyện; 2,0% tương ứng 1,6 triệu người di cư giữa các huyện; 3,1% tương ứng 2,6 triệu người di cư giữa các tỉnh, và có một tỷ lệ rất nhỏ chiếm 0,1% tương ứng 65,7 nghìn người nhập cư quốc tế.
Trong giai đoạn từ 1999 - 2009 có sự tăng mạnh ở luồng di cư từ nông thôn đến thành thị (từ 27,1% trong 5 năm trước 1/4/1999 lên 31,4% trong 5 năm trước 1/4/2009). Tuy nhiên, đến giai đoạn di cư 2009-2014 tỷ trọng luồng di cư này lại giảm xuống 29%, thay vào đó là sự tăng lên của dòng di cư từ thành thị đến thành thị, di cư từ thành thị đến nông thôn. Điều này là do sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, dẫn đến một bộ phận không tìm kiếm được việc làm ở khu vực thành thị sẽ về quê, một bộ phận khác chuyển đến những khu vực thành thị khác phát triển hơn để tìm kiếm cơ hội việc làm.
Có 4 tỉnh có tỷ trọng luồng di cư thành thị - nông thôn cao nhất là Vĩnh Phúc, Thừa Thiên - Huế, Bình Dương và Cần Thơ. Điều đặc biệt phải nói đến ở đây là đối với Bình Dương, một tỉnh có tốc độ đô thị hóa khá nhanh nhưng luồng di cư chủ yếu lại là từ thành thị vào nông thôn (chiếm 72,8%). Điều này là do các khu công nghiệp mới hình thành và tập trung chủ yếu ở những vùng nông thôn, chính vì vậy đã thu hút phần lớn lao động di cư từ khu vực thành thị ở những tỉnh khác đến.
Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009, tuổi trung vị của người không di cư năm 2009 là 30 tuổi, có nghĩa là một nửa dân số không di cư có độ tuổi từ 30 trở xuống, còn tuổi trung vị của người di cư ít hơn khoảng 5 năm, hay nói cách khác có một nửa số người di cư có độ tuổi từ 25 trở xuống. Kết quả phân tích số liệu Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014 cung cấp thêm những bằng chứng khẳng định các phát hiện trước đây cho thấy người di cư thường là những người trẻ tuổi.
(Nguồn: NXB Thông tấn Hà Nội, 2016)
Theo bài đọc, năm 2014 số người di cư nội địa chiếm khoảng bao nhiêu?
- Trong bài đọc có đoạn: Trong số hơn 83 triệu dân từ 5 tuổi trở lên tại thời điểm 1/4/2014, trong vòng 5 năm trước thời điểm điều tra có 1,7% tương ứng với 1,4 triệu người di cư trong huyện; 2,0% tương ứng 1,6 triệu người di cư giữa các huyện; 3,1% tương ứng 2,6 triệu người di cư giữa các tỉnh, và có một tỷ lệ rất nhỏ chiếm 0,1% tương ứng 65,7 nghìn người nhập cư quốc tế.
Di cư nội địa được hiểu là di cư giữa các xã, các huyện và các tỉnh với nhau. Như vậy, di cư nội địa nước ta là: 1,4 + 1,6 + 2,6 = 5,6 triệu người.
Chọn A
Câu 110:
Theo bài đọc, giai đoạn di cư 2009-2014, dòng di cư từ thành thị đến thành thị và từ thành thị đến nông thôn tăng lên là do
Giải thích: Trong bài đọc có đoạn: “do sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, dẫn đến một bộ phận không tìm kiếm được việc làm ở khu vực thành thị sẽ về quê, một bộ phận khác chuyển đến những khu vực thành thị khác phát triển hơn để tìm kiếm cơ hội việc làm”. Như vậy, giai đoạn di cư 2009 - 2014, dòng di cư từ thành thị đến thành thị và từ thành thị đến nông thôn tăng lên là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.
Chọn D
Câu 111:
Theo bài đọc, tỉnh/thành phố nào dưới đây có luồng di cư khác với các tỉnh còn lại?
Giải thích: Trong bài đọc có đoạn: “Có 4 tỉnh có tỷ trọng luồng di cư thành thị - nông thôn cao nhất là Vĩnh Phúc, Thừa Thiên - Huế, Bình Dương và Cần Thơ. Điều đặc biệt phải nói đến ở đây là đối với Bình Dương, một tỉnh có tốc độ đô thị hóa khá nhanh nhưng luồng di cư chủ yếu lại là từ thành thị vào nông thôn (chiếm 72,8%)”. Như vậy, ta thấy Bình Dương dân di cư từ thành thị vào nông thôn; còn các tỉnh Vĩnh Phúc, Cần Thơ và Thừa Thiên - Huế dân cư di cư từ nông thôn vào thành thị.
Chọn B
Câu 112:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Năm 2019, giá trị sản lượng của nông nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (giá so sánh với năm 1994), tăng 1,32% so với năm 2018 và chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước. Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm trong những năm gần đây, trong khi các lĩnh vực kinh tế khác gia tăng.
Đóng góp của nông nghiệp vào tạo việc làm còn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào GDP. Trong năm 2018, có khoảng 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Sản lượng nông nghiệp xuất khẩu chiếm khoảng 30% trong năm 2018. Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Những nông sản quan trọng khác là cà phê, sợi bông, đậu phộng, cao su, đường và trà. Các nông sản chủ yếu là xuất khẩu thô chưa qua sơ chế.
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Theo bài đọc, các sản phẩm cây công nghiệp quan trọng ở nước ta lần lượt là
Giải thích: Trong bài đọc có đoạn: “Những nông sản quan trọng khác là cà phê, sợi bông, đậu phộng, cao su, đường và trà”. Như vậy, các sản phẩm cây công nghiệp quan trọng ở nước ta lần lượt là cà phê, sợi bông, cao su và trà.
Chọn D
Câu 113:
Theo bài đọc, ngành kinh tế nào dưới đây tạo việc làm còn lớn hơn cả đóng góp vào GDP?
Giải thích: Trong bài đọc có đoạn: “Đóng góp của nông nghiệp vào tạo việc làm còn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào GDP. Trong năm 2018, có khoảng 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản”. Như vậy, nông nghiệp là ngành kinh tế tạo việc làm còn lớn hơn cả đóng góp vào GDP.
Chọn A
Câu 114:
Theo bài đọc, năm 2018 quốc gia nào dưới đây xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới?
Giải thích: Trong bài đọc có đoạn: “Sản lượng nông nghiệp xuất khẩu chiếm khoảng 30% trong năm 2018. Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo”. Như vậy, năm 2018 Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới.
Chọn C
Câu 115:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117
Thời kì đầu sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan) đều tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội) với mục tiêu nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Nội dung chủ yếu là đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất...
Thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội, các nước này đã đạt được một số thành tựu bước đầu về kinh tế - xã hội.
Sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, phát triển một số ngành chế biến, chế tạo. Kế hoạch phát triển kinh tế 6 năm của Thái Lan (1961 - 1969) đã tăng thu nhập quốc dân 7,6%, dự trữ ngoại tệ và vàng tăng 15%. Với Malixia, sau kế hoạch 5 năm (1966 – 1970), miền Tây đã tự túc được lương thực, miền Đông giảm nhập khẩu gao...
Tuy nhiên, chiến lược kinh tế này cũng bộc lộ những hạn chế: thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ, chi phí cao dẫn đến tình trạng thua lỗ, tệ tham nhũng, quan liêu phát triển, đời sống người lao động còn khó khăn, chưa giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12 trang 29)
Một trong những mục tiêu của nhóm năm nước sáng lập ASEAN khi thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội là
Tìm thông tin trong đoạn trích "Thời kì đầu sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan) đều tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội) với mục tiêu nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Nội dung chủ yếu là đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất..."
Như vậy, một trong những mục tiêu của của nhóm năm nước sáng lập ASEAN khi thực hiện chính sách kinh tế hướng nội là nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu. Còn nội dung đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân trong nước và góp phần giải quyết nạn thất nghiệp là thành tựu; nội dung đẩy mạnh ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là nội dung của chiến lược kinh tế hướng nội.
Chọn A
Câu 116:
Chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm các nước sáng lập ASEAN thực chất là tiến hành
Tìm thông tin trong đoạn tư liệu : “Thời kì đầu sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo, Thái Lan) đều tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội)”.
Chọn C
Câu 117:
Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm năm nước sáng lập ASEAN?
Tìm thông tin trong đoạn tài liệu “Sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, phát triển một số ngành chế biến, chế tạo” và “chiến lược kinh tế này cũng bộc lộ những hạn chế: Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ, chi phí cao dẫn đến tình trạng thua lỗ, tệ tham nhũng, quan liêu phát triển, đời sống người lao động còn khó khăn, chưa giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội”. Liên hệ với tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn trước và sau đổi mới nhận thấy, nếu tập trung phát triển công nghiệp hóa thay cho xuất khẩu có thể đáp ứng được nhu cầu trong nước nhưng dẫn đến thiếu vốn, nguyên liệu, công nghệ,... điều này sẽ được khắc phục khi hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực.
Chọn A
Câu 118:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120:
Bước vào năm 1972, quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược từ ngày 30 – 3, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu bên cạnh các hướng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, rồi phát triển rộng ra khắp chiến trường miền Nam.
Quân ta tiến công địch với cường độ mạnh, quy mô lớn, trên hầu khắp các địa bàn chiến lược quan trọng. Chỉ trong thời gian ngắn (đến cuối tháng 6 - 1972), quân ta chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn tên địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn và đông dân thân sau đòn mở đầu bất ngờ của quân ta, quân đội Sài Gòn có sự yểm trợ của quân Mĩ đã phản công lại, gây cho ta nhiều tổn thất; Mĩ gây trở lại chiến tranh phá hoại miền Bắc từ ngày 6 – 4 – 1972.
Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận thất bại của “Việt Nam hóa chiến tranh”).
(Nguồn: SGK Lịch sử 12 Nâng cao trạng 244, 245)
Địa điểm nào không là hướng tiến công của quân ta trong năm 1972?
Tìm thông tin trong đoạn tài liệu: “Bước vào năm 1972, quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược từ ngày 30 – 3, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu bên cạnh các hướng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, rồi phát triển rộng ra khắp chiến trường miền Nam”. Như vậy, các hướng tiến công của quân ta trong năm 1972 là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, không có Bắc Trung Bộ.
Chọn B
Câu 119:
Quân ta chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch trong thời gian bao lâu?
Tìm thông tin trong đoạn trích “quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược từ ngày 30 – 3, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu bên cạnh các hướng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên” và “Chỉ trong thời gian ngắn (đến cuối tháng 6 1972), quân ta chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ”. Như vậy, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ trong thời gian khoảng 3 tháng (Từ 30 – 3 đến cuối tháng 6 năm 1972).
Chọn B
Câu 120:
Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ hai khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh nào ?.
Tìm thông tin trong đoạn tài liệu: “Chỉ trong thời gian ngắn (đến cuối tháng 6 – 1972), quân ta chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ”; “Mĩ gây trở lại chiến tranh phá hoại miền Bắc từ ngày 6 - 4 – 1972”; “Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Kết nối các thông tin thu được, ta nhận thấy Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ hai khi cuộc Tiến công chiến lược 1972 vẫn đang diễn ra, mà cuộc Tiến công chiến lược này nhằm đập tan chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Như vậy, việc Mĩ gây tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần hai nằm trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
Chọn D