(2024) Đề thi thử THPT môn Địa lí Sở GD&ĐT Hải Dương lần 1 có đáp án
(2024) Đề thi thử THPT môn Địa lí Sở GD&ĐT Hải Dương lần 1 có đáp án
-
69 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên có
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên có nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng.
Chọn A.
Câu 2:
Nhận định nào sau đây đúng với lãnh hải?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1852m). Ranh giới của lãnh hải (được xác định bởi các đường song song cách đều đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan) chính là đường biên giới quốc gia trên biển.
Chọn A.
Câu 3:
Về kinh tế, vị trí địa lí nước ta mang lại thuận lợi nào sau đây?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Về kinh tế, vị trí địa lí nước ta mang lại thuận lợi thực hiện chính sách mở, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Chọn A.
Câu 4:
Cấu trúc địa hình nước ta gồm hai hướng chính nào sau đây?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
- Hướng tây bắc – đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
- Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam).
Chọn A.
Câu 5:
Đặc điểm nổi bật của đồng bằng sông Hồng là
Phương pháp:8
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Đặc điểm nổi bật của đồng bằng sông Hồng là được khai phá từ lâu đời, đê ven sông ngăn lũ.
Chọn A.
Câu 6:
Đối với phát triển kinh tế, vùng đồi núi nước ta có thế mạnh nào sau đây?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Đối với phát triển kinh tế, vùng đồi núi nước ta có thế mạnh giàu khoáng sản, lâm sản và nguồn thủy năng lớn.
Chọn A.
Câu 7:
Biển Đông của nước ta hiện nay
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Biển Đông của nước ta hiện nay vùng biển rộng, tương đối kín.
Chọn A.
Câu 8:
Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực Nam Bộ (300 nghìn ha, lớn thứ hai trên thế giới sau rừng ngập mặn Amadon ở Nam Mĩ).
Chọn A.
Câu 9:
Biển Đông tác động như thế nào đến khí hậu nước ta?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Biển Đông làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết. Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô vào mùa đông; làm dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hè. Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hoà, lượng mưa nhiều.
Chọn A.
Câu 10:
Nhận định nào sau đây không đúng với tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:9
- Địa hình ven biển nước ta đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi để: khai thác tài nguyên biển, phát triển giao thông, du lịch biển.
- Thuận lợi cho khai thác hải sản: Vùng biển ấm, rộng, nhiều ngư trường lớn,…
Chọn A.
Câu 11:
Đặc điểm nào sau đây đúng với sông ngòi của nước ta hiện nay?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Đặc điểm sông ngòi nước ta:
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước nhưng chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dốc.
- Lượng nước trên hệ thống sông ngòi của nước ta thay đổi theo mùa.
- Sông ngòi của nước ta có nhiều phù sa.
Chọn A.
Câu 12:
Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính ẩm của khí hậu nước ta?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Tính chất ẩm thể hiện qua lượng mưa, độ ẩm lớn: Các khối khí di chuyển qua biển (trong đó có Biển Đông) đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đến 2000mm. Ở những sườn núi đón gió biển và các khối núi cao, lượng mưa trung bình năm có thể lên đến 3500 – 4000mm. Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.
Chọn A.
Câu 13:
Ở nước ta, hệ sinh thái rừng nguyên sinh nào sau đây đặc trưng cho khí hậu nhiệt nóng ẩm?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
- Ở Việt Nam, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới ẩm là rộng thường xanh.
- Hiện nay, rừng nguyên sinh còn lại rất ít, phổ biến là rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau, từ rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng là tới xa van, bụi gai hạn nhiệt đới.
Chọn A.
Câu 14:
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta không có biểu hiện nào sau đây?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:10
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta có biểu hiện:
- Khí hậu nước ta phân thành hai mùa trong năm rõ rệt.
- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.
- Lượng mưa lớn, độ ẩm cao, cân bằng ẩm luôn dương.
Chọn A.
Câu 15:
Nhân tố chủ yếu nào sau đây làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo vĩ độ?
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Sự phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ ở nước ta hay còn gọi là sự phân hóa theo Bắc – Nam chủ yếu do nhân tố khí hậu:
- Phần lãnh thổ phía Bắc có thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
- Phần lãnh thổ phía Nam có thiên nhiên mang sắc thái vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.
Các thành phần tự nhiên khác cũng phân hóa trên nền khí hậu cơ bản của 2 miền.
Chọn A.
Câu 16:
Ở nước ta, khu vực địa hình nào sau đây có đầy đủ ba đai cao?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Tây Bắc là nơi duy nhất có đầy đủ 3 đai cao ở nước ta do địa hình có núi cao nhất cả nước. Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).
Chọn A.
Câu 17:
Đai ôn đới gió mùa trên núi có đặc điểm nào sau đây?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
- Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).
- Khí hậu có tính chất khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông xuống dưới 5°C; có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyền, lãnh sam, thiết sam. Đất ở đây chủ yếu là đất mùn thô.
Chọn A.
Câu 18:
Nhận định nào sau đây không đúng về thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô là đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam.
Chọn A.
Câu 19:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, cho biết tỉnh nào sau đây tiếp giáp với biển?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 4,5.
Cách giải:
Nam Định giáp biển.
Chọn A.
Câu 20:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, cho biết đảo nào sau đây thuộc quần đảo Hoàng Sa?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 4,5.
Cách giải:
Đảo Hữu Nhật thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Chọn A.
Câu 21:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hình thể, cho biết cửa sông nào sau đây nằm ở phía Bắc cửa Hội?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 6,7.
Cách giải:
Cửa Đáy nằm ở phía Bắc cửa Hội.
Chọn A.
Câu 22:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Địa chất khoáng sản, cho biết địa điểm nào sau đây có khoáng sản mangan?
Phương pháp:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8.
Cách giải:
Chiêm Hóa có khoáng sản mangan.
Chọn A.
Câu 23:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, cho biết hồ nào sau đây thuộc hệ thống sông Đồng Nai?
Phương pháp:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10.
Cách giải:
Hồ Trị An thuộc hệ thống sông Đồng Nai.
Chọn A.
Câu 24:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Thực vật và động vật, cho biết vườn quốc gia nào sau đây nằm trên đất liền?
Phương pháp:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12.
Cách giải:
Vườn quốc gia Bến En nằm trên đất liền.
Chọn A.
Câu 25:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết đỉnh núi nào sau đây cao hơn cả?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 13.
Cách giải:
Đỉnh núi Tam Đảo cao hơn cả.
Chọn A.
Câu 26:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết núi nào sau đây nằm trên cao nguyên Mơ Nông?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 13.
Cách giải:
Núi Nam Decbri nằm trên cao nguyên Mơ Nông.
Chọn A.
Câu 27:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết cặp biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa nào sau đây có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải:
Đồng Hới và Đà Lạt có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.
Chọn A.
Câu 28:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Thực vật và động vật, cho biết nhận định nào sau đây đúng về phân khu địa lí Nam Bộ?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 12.
Cách giải:
Chủ yếu về phân khu địa lí Nam Bộ là thảm thực vật nông nghiệp, rừng ngập mặn.
Chọn A.
Câu 29:
Thiên nhiên nước ta xanh tốt khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Thiên nhiên nước ta xanh tốt khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ do nguyên nhân chủ yếu tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn, chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Chọn A.
Câu 30:
So với Đồng bằng sông Cửu Long, các đồng bằng duyên hải miền Trung có điểm khác biệt nào sau đây?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
So với Đồng bằng sông Cửu Long, các đồng bằng duyên hải miền Trung có diện tích nhỏ, biển đóng vai trò chính trong sự hình thành đồng bằng nên đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.13
Chọn A.
Câu 31:
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình nước ta bị xâm thực mạnh?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất đai xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá.
Chọn A.
Câu 32:
Biện pháp để hạn chế những tác động của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với nông nghiệp ở nước ta là
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
Biện pháp để hạn chế những tác động của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với nông nghiệp ở nước ta là đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, thay đổi cơ cấu mùa vụ, phòng chống thiên tai.
Chọn A.
Câu 33:
Cho bảng số liệu:
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở TỈNH HẢI DƯƠNG QUA MỘT SỐ NĂM
(Đơn vị: Nghìn ha)
Năm |
2018 |
2020 |
2021 |
Đất sản xuất nông nghiệp |
85,7 |
83,7 |
83,3 |
Đất lâm nghiệp |
9,3 |
9,0 |
9,0 |
Đất chuyên dùng |
31,5 |
32,7 |
33,0 |
Đất ở |
16,8 |
17,3 |
17,4 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê - https://www.gso.gov.vn/)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết các dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp để thể hiện quy mô và cơ cấu hiện trạng sử dụng đất ở tỉnh Hải Dương qua một số năm?
Phương pháp:
Nhận dạng biểu đồ.
Cách giải:
Căn cứ vào bảng số liệu, biểu đồ tròn, cột thích hợp để thể hiện quy mô và cơ cấu hiện trạng sử dụng đất ở tỉnh Hải Dương qua một số năm.
Chọn A.
Câu 34:
Khí hậu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ khác với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ do tác động của các yếu tố nào sau đây?
Phương pháp:
Vận dụng.
Cách giải:
Khí hậu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ khác với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ do tác động của vị trí địa lí, đặc điểm địa hình và hoàn lưu gió mùa.
Chọn A.
Câu 35:
Cho biểu đồ về tổng lượng mưa tại một số trạm quan trắc ở nước ta qua các năm:
(Nguồn: Tổng cục thống kê - https://www.gso.gov.vn/)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Phương pháp:
Đặt tên biểu đồ.
Cách giải:
Biểu đồ thể hiện: Tình hình tổng lượng mưa một số trạm quan trắc ở nước ta qua các năm.
Chọn A.
Câu 36:
Cho biểu đồ:
NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CỦA TRẠM KHÍ HẬU LAI CHÂU NĂM 2021
(Nguồn: Tổng cục thống kê - https://www.gso.gov.vn/)
Theo biểu đồ, cho biết nhận định nào sau đây đúng về nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí hậu Lai Châu năm 2020?
Phương pháp:14
Nhận dạng biểu đồ.
Cách giải:
Lượng mưa cao nhất vào tháng 6 (445,1 mm), thấp nhất là tháng 12 (0 mm).
Chọn A.
Câu 37:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết nhận định nào sau đây đúng về nhiệt độ trung bình tháng VII?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải:
Huế có nhiệt độ cao hơn A Pa Chải.
Chọn A.
Câu 38:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các nhóm và các loại đất chính, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với sự phân bố các nhóm đất ở nước ta?
Phương pháp:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11.
Cách giải:
Đất phù sa sông phân bố chủ yếu dọc hai bên sông Tiền, sông Hậu và hạ lưu sông Hồng.
Chọn A.
Câu 39:
Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG I VÀ THÁNG VII Ở MỘT SỐ TRẠM QUAN TRẮC
Ở NƯỚC TA NĂM 2022
Trạm quan trắc |
Lai Châu |
Nam Định |
Quy Nhơn |
Nha Trang |
Nhiệt độ tháng I |
12,6 |
16,1 |
22,4 |
23,7 |
Nhiệt độ tháng VII |
23,9 |
30,1 |
30,2 |
29,2 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê - https://www.gso.gov.vn/)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII của một số trạm quan trắc ở nước ta năm 2022?
Phương pháp:
Nhận xét.
Cách giải:
Biên độ nhiệt độ các địa điểm khác nhau, Nam Định cao nhất.
Chọn A.
Câu 40:
So với thiên nhiên phía Nam, phía Bắc nước ta xuất hiện sinh vật ôn đới và cận nhiệt do
Phương pháp:
So sánh.
Cách giải:
So với thiên nhiên phía Nam, phía Bắc nước ta xuất hiện sinh vật ôn đới và cận nhiệt do chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc.
Chọn A.