Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Lịch sử & Địa lí Đề kiểm tra giữa kì 1 - Môn: lịch sử và địa lí 8 CTST (Đề 1) có đáp án

Đề kiểm tra giữa kì 1 - Môn: lịch sử và địa lí 8 CTST (Đề 1) có đáp án

Đề kiểm tra giữa kì 1 - Môn: lịch sử và địa lí 8 CTST (Đề 1) có đáp án

  • 376 lượt thi

  • 26 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc cách mạng tư sản Anh (1642 - 1688)?


Câu 2:

Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã đạt được kết quả nào?


Câu 3:

Ở Pháp, vào cuối thế kỉ XVIII, những đẳng cấp nào không phải đóng thuế?


Câu 4:

Sự kiện nào dưới đây đã châm ngòi cho sự bùng nổ của Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?


Câu 5:

Những thành tựu đạt được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX) đã đưa con người bước sang thời đại


Câu 7:

Đến cuối thế kỉ XIX, những nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp?


Câu 8:

Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì


Câu 9:

Để thực thi chủ quyền của nhà nước Đại Việt đối với Hoàng Sa - Trường Sa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho thành lập những hải đội nào?


Câu 10:

Quá trình khai hoang, lập ấp của người Việt tại các vùng đất thuộc khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay được thúc đẩy nhanh hơn sau cuộc hôn nhân giữa


Câu 12:

Chữ La-tinh ghi âm tiếng Việt có ưu điểm gì?


Câu 13:

a) Phân tích hệ quả của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn

b) Giả sử là một người dân sống ở thế kỉ XVI - XVII, em hãy đưa ra ít nhất một lí do phản đối các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.

Xem đáp án

a)

- Hệ quả tiêu cực:

- Đất nước Đại Việt bị chia cắt thành 2 đàng, lấy sông Gianh làm giới tuyến:

+ Đàng Ngoài: từ sông Gianh trở ra Bắc, do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.

+ Đàng Trong: từ sông Gianh trở vào Nam, do con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền.

- Hình thành nên cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” (do cả hai chính quyền Trịnh, Nguyễn đều dùng niên hiệu vua Lê, đều thừa nhận quốc hiệu Đại Việt).

+ Ở Đàng Ngoài: trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng thực tế, họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị.

+ Ở Đàng Trong: con cháu họ Nguyễn cũng nối nhau cầm quyền, gọi là “chúa Nguyễn".

- Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.

- Hệ quả tích cực: để củng cố thế lực, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã từng bước khai phá, mở rộng lãnh thổ về phía Nam; đồng thời triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

b) HS trình bày suy nghĩ cá nhân


Câu 14:

Trên đất liền, nước ta không chung đường biên giới với quốc gia nào?


Câu 15:

Vùng trời của Việt Nam là:


Câu 16:

Tự nhiên nước ta phân hóa đa dạng thành các vùng khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo là do?


Câu 18:

Khu vực đồi núi nào sau đây của nước ta đặc trưng bởi hướng núi vòng cung?


Câu 19:

Địa hình bờ biển nước ta có những kiểu nào?


Câu 20:

Địa hình đồng bằng nước ta bao gồm:


Câu 21:

Phạm vi của vùng núi Đông Bắc nằm ở đâu?


Câu 22:

Nhận xét nào sau đây đúng với thế mạnh địa hình bờ biển của nước ta?


Câu 23:

Than phân bố chủ yếu ở đâu?


Câu 24:

Bô-xit phân bố chủ yếu ở đâu?


Câu 25:

Nhận xét nào sau đây không đúng về hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản ở nước ta?


Câu 26:

Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
Xem đáp án

* Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam

a. Địa hình phần lớn là đồi núi

- Nước ta có khoảng ¾ diện tích lãnh thổ đất liền là đồi núi, kéo dài từ Tây Bắc đến Đông Nam Bộ.

- Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m (chiếm 85% diện tích cả nước): các núi cao trên 2000m chiếm 1% diện tích cả nước.

- Đồng bằng chiếm ¼ diện tích đất liền bao gồm: đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.

b. Địa hình được nâng lên tạo thành nhiều bậc

- Địa hình nước ta được hình thành qua các giai đoạn khác nhau, đến thời kì Tân kiến tạp được nâng lên và phân thành các bậc địa hình kế tiếp nhau: núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, đồng bằng ven biển, thềm lục địa.

c. Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

- Quá trình phong hóa; lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm cho quá trình xâm thực, xói mòn diễn ra mạnh mẽ, địa hình bị cắt xẻ, tạo thành nhiều dạng địa hình độc đáo.

d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người

- Các dạng địa hình nhân tạo: đô thị, hầm mỏ, đê, đập,…

 


Bắt đầu thi ngay