Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án - Bộ kết nối tri thức (Đề 3)
-
2755 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học?
Khoa học tự nhiên là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.
- Hoạt động “Thả diều”: chỉ là trò chơi dân gian bình thường, không có sự nghiên cứu khoa học.
- Hoạt động “Cho mèo ăn hàng ngày”: chỉ là việc làm lặp đi lặp lại hàng ngày, không có sự nghiên cứu khoa học.
- Hoạt động “Lấy đất trồng cây”: chỉ là hoạt động bình thường của người nông dân, không tìm ra tri thức mới, không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Hoạt động “Nghiên cứu vaccine phòng chống virus COVID - 19 trong phòng thí nghiệm”: là hoạt động nghiên cứu khoa học.
Đáp án D.
Câu 2:
Tại sao sau khi làm thí nghiệm xong cần phải rửa sạch tay bằng xà phòng?
Rửa sạch tay bằng xà phòng để loại bỏ những hóa chất gây ăn mòn da tay hoặc vi khuẩn nguy hại tới sức khỏe có thể dính trên tay khi làm thí nghiệm.
Đáp án D.
Câu 3:
Trên vành của mỗi loại kính lúp có ghi: 3x, 5x,… số chỉ đó có ý nghĩa gì?
Ở mỗi loại kính lúp có ghi: 3x, 5x,… số chỉ đó là số bội giác của kính lúp cho biết khả năng phóng to ảnh của một vật.
Đáp án D.
Câu 4:
Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát:
Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ 40 đến 3000 lần.
Đáp án B.
Câu 5:
Đơn vị nào là đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta?
Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là mét (m).
Đáp án A.
Câu 6:
Một hộp sữa Ông Thọ có ghi 380g.380g chỉ:
380 g chỉ khối lượng của sữa trong hộp.
Đáp án C.
Câu 7:
Công thức nào sau đây là công thức chuyển đổi đúng đơn vị nhiệt độ từ thang Xen – xi - ớt sang thang Fa – ren – hai?
Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xen – xi – ớt sang nhiệt giai Fa – ren – hai là:
t0F = (t(0C) x 1,8) + 32
Đáp án B.
Câu 8:
Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
Các đáp án A, B, C là các hiện tượng vật lí, chất không bị biến đổi.
Đáp án D.
Câu 9:
Trong không khí, oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích?
Thành phần của không khí: 21% khí oxygen, 78% khí nitrogen và 1% các khí khác.
Đáp án A.
Câu 10:
Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?
Kim loại có tính dẫn tốt còn thủy tinh, cao su, gốm thì không dẫn điện.
Đáp án B.
Câu 11:
Cho các nhận định sau:
(1) Các loại tế bào đều có hình đa giác
(2) Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào
(3) Hầu hết các tế bào có thể quan sát được bằng mắt thường
(4) Lớp biểu bì vảy hành được cấu tạo từ tế bào còn lá hành thì không
Nhận định nào về tế bào là đúng?
Đáp án: C
(1) Sai vì các tế bào khác nhau sẽ có hình dạng khác nhau
(3) Sai vì chỉ có số ít tế bào mới có thể quan sát bằng mắt thường, đa số rất nhỏ, chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi
(4) Sai vì lá hành cũng được cấu tạo từ tế bào
Câu 12:
Thành phần nào dưới đây không có ở tế bào nhân thực?
Đáp án: B
Tế bào nhân thực đã có màng nhân bao bọc vật chất di truyền nên đã có nhân hoàn chỉnh nên không gọi là vùng nhân.
Câu 13:
Nhân/vùng nhân của tế bào có chức năng gì?
Đáp án: B
Nhân/vùng nhân là nơi chứa thông tin di truyền và là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
Câu 14:
Quá trình nào sau đây xảy ra nhờ sự sinh trưởng và sinh sản của tế bào?
Đáp án: C
Quả táo đang ở trên cây là vật sống nên tế bào sẽ diễn ra các hoạt động sinh trưởng và sinh sản để tăng kích thước của quả.
Câu 15:
Điều gì xảy ra với dạ dày nếu quá trình thay thế các tế bào không diễn ra?
Đáp án: D
Trong dạ dày có nhiều acid có tính ăn mòn nên dễ làm chết các tế bào. Nếu không có quá trình thay thế các tế bào lớp bề mặt trong của dạ dày sẽ khiến acid trực tiếp ăn mòn ra các lớp phía ngoài dẫn tới viêm loét dạ dày và có khả năng dẫn tới ung thư.
Câu 16:
Hoạt động nào dưới đây là hoạt động của vật không sống?
Đáp án: A
Quá trình đốt cháy xăng để khiến động cơ chuyển động ở xe máy là quá trình đốt cháy vật chất để sinh ra năng lượng trên vật không sống.
Câu 17:
Cho các sinh vật sau:
(1) Tảo lục
(2) Vi khuẩn lam
(3) Con bướm
(4) Tảo vòng
(5) Cây thông
Các sinh vật đơn bào là?
Đáp án: A
Con bướm, tảo vòng, cây thông là các sinh vật đa bào.
Câu 18:
Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm?
Đáp án: C
Hệ cơ quan ở thực vật gồm:
- Hệ rễ: bao gồm rễ cây
- Hệ chồi: bao gồm thân, lá, hóa, quả
Câu 19:
Nhận định nào sau đây là đúng?
Đáp án: D
- A sai vì có sinh vật đơn bào, có sinh vật đa bào
- B sai vì mô là cấp độ nhỏ hơn để xây dựng nên cấp độ cao hơn là cơ quan
- C sai vì cơ thể người có nhiều hệ cơ quan phối hợp hoạt động với nhau để duy trì các hoạt động sống của cơ thể.
Câu 20:
Dạ dày được cấu tạo từ các cấp tộ tổ chức nhỏ hơn nào?
Đáp án: C
Dạ dày là một cơ quan trong cơ thể và được cấu tạo từ tế bào và mô.
Câu 21:
Một học sinh thả một quả bóng từ trên cao xuống và nhận thấy quả bóng càng rơi, càng chuyển động nhanh lên. Hỏi phát biểu nào sau đây của học sinh này là đúng?
Một học sinh thả một quả bóng từ trên cao xuống và nhận thấy quả bóng càng rơi, càng chuyển động nhanh lên.
=> Quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng lực của tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một lực khác (lực hút của Trái Đất).
Đáp án D
Câu 22:
Treo một quả cân 150g vào một lực kế thì kim lực kế chi vạch thứ 3. Vậy nếu khi treo quả cân 100g vảo lực kế thì kim lực kế chi đến vạch thứ mấy?
Quả cân 150g = 0,15kg có trọng lượng là
P = 0,15.10 = 1,5N
Khi đó kim lực kế chỉ vạch số 3
=> 1 vạch tương ứng với 0,5N.
Khi treo quả cân 100g = 0,1kg thì trọng lượng của quả cân là
P = 0,1.10 = 1N
=> Kim lực kế chỉ vạch thứ 2.
Đáp án A
Câu 23:
Một quyển sách 100 g và một quả cân bằng sắt 100 g đặt gần nhau trên mặt bàn. Nhận xét nào sau đây là không đúng?
Một quyển sách 100 g và một quả cân bằng sắt 100 g đặt gần nhau trên mặt bàn.
=> hai vật đó có cùng khối lượng, cùng trọng lượng và có lực hấp dẫn giữa hai vật.
Đáp án B
Câu 24:
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào lực có phương nằm ngang chiều từ trái sang phải?
A – Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
B – Phương nằm ngang chiều từ trái sang phải.
C – Phương vuông góc với cánh cửa, chiều từ trong ra ngoài.
D – Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
Đáp án B
Câu 25:
Hiện tượng nào sau đây là kết quả tác dụng của lực hút của Trái Đất?
A – Lực hút Trái Đất
B – Lực từ
C – Lực đẩy của người
D – Lực đẩy của gió
Đáp án A
Câu 26:
Quan sát hình ảnh lực kế lò xo bên dưới, cho biết độ chia nhỏ nhất và giới hạn đo (theo đơn vị niutơn) của lực kế này?
GHĐ là số lớn nhất ghi trên bảng đo => GHĐ của lực kế là 10N.
ĐCNN là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên bảng đo => từ 0 đến 1N có 5 khoảng
=> 1 khoảng = ĐCNN = 1 : 5 = 0,2N.
Đáp án A
Câu 27:
Ba bạn Bình, Lan và Chi rủ nhau đi chơi Bowling. Nhìn quả bóng Bowling được đặt đứng yên trên mặt bàn, ba bạn phát biểu:
Bình: Không có lực nào tác dụng lên quả bóng nên quả bóng mới đứng yên
Lan: Đã có 2 lực cân bằng nào đó tác dụng lên quả bóng, quả bóng mới đứng yên được.
Chi: Quả bóng quá nặng, nên nó đứng yên.
- Bình sai vì quả Bowling chịu tác dụng của lực hút Trái Đất và phản lực của bàn lên quả bóng chứ không phải không có lực nào tác dụng.
- Lan đúng vì lực hút và phản lực cân bằng nhau nên quả bóng mới đứng yên.
- Chi sai vì chỉ có hai lực cân bằng nhau thì quả bóng mới đứng yên chứ không liên quan gì đến khối lượng của vật.
Đáp án B
Câu 28:
Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên. Khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào?
Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên, lực kéo đó cùng phương nhưng lại ngược chiều với trọng lực.
Đáp án D
Câu 29:
Một vận động viên nhảy cao đã dùng chân đạp xuống đất trước khi nhảy qua xà. Kết luận nào sau đây là sai?
A – Đúng
B – Đúng
C – Sai vì, ,hai lực này đặt vào hai vật khác nhau.
D – Đúng
Đáp án C
Câu 30:
Lực nào sau đây chỉ làm cho vật bị biến dạng?
A – Lực làm cho vật thay đổi chuyển động
B – Lực làm cho vật bị biến dạng
C – Lực vừa làm cho vật bị biến dạng vừa làm cho vật thay đổi chuyển động.
D – Lực làm cho vật thay đổi chuyển động
Đáp án B