Đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án - Bộ Cánh diều (Đề 1)
-
1588 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho các vật thể: ngôi nhà, con gà, cây mít, viên gạch, nước biển, xe máy. Trong các vật thể đã cho, những vật thể do con người tạo ra là
Đáp án C
Vật thể do con người tạo ra: ngôi nhà, viên gạch, xe máy.
Câu 2:
Dựa vào đặc điểm nào của chất lỏng mà ta có thể chứa nước vào các bình chứa có hình dạng khác nhau?
Đáp án D
Do chất lỏng không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó nên ta có thể chứa nước vào các bình chứa có hình dạng khác nhau đó.
Câu 3:
Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
Đáp án D
Các đáp án A, B, C là các hiện tượng vật lí, chất không bị biến đổi.
Câu 4:
Khí oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?
Đáp án B
Khí oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí.
Câu 5:
Tác hại của ô nhiễm không khí đến con người và tự nhiên là
Đáp án D
Ô nhiễm môi trường gây nên nhiều tác hại đối với con người, sinh vật và môi trường sống:
- Gây ra một số bệnh như hen suyễn, ung thư phổi,…
- Không khí bị ô nhiễm sẽ làm giảm tầm nhìn khi tham gia giao thông.
- Đất bị ô nhiễm sẽ làm cho thực vật không phát triển được, phá hủy quá trình trồng trọt và chăn nuôi
- Gây ra một số hiện tượng thời tiết xấu: hạn hán, mù quang hóa, mưa acid,…
Câu 6:
Thành phần chính của đá vôi là
Đáp án C
Thành phần chính của đá vôi là calcium carbonate.
Câu 7:
Bệnh thiếu máu là do cơ thể thiếu chất khoáng nào?
Đáp án A
Thiếu sắt có thể dẫn đến bệnh thiếu máu.
Câu 8:
Nhiệt kế y tế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
Đáp án C
Nhiệt kế y tế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
Câu 9:
Khi cho bột sắn dây vào nước và khuấy đều, ta thu được
Đáp án B
Khi cho bột sắn dây vào nước và khuấy đều, bột sắn dây không tan và lơ lửng trong dung dịch nên ta thu được huyền phù.
Câu 10:
Phương pháp nào được dùng để tách riêng dầu hỏa ra khỏi nước?
Đáp án C
Dùng phương pháp chiết để tách dầu hỏa ra khỏi nước vì dầu hỏa không tan trong nước.
Câu 11:
Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường?
Đáp án A
Tế bào vảy hành, tế bào mô giậu và tế bào vi khuẩn rất nhỏ, chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi.
Câu 12:
Thành phần nào dưới đây không có ở tế bào nhân thực?
Đáp án B
Tế bào nhân thực đã có màng nhân bao bọc vật chất di truyền nên đã có nhân hoàn chỉnh nên không gọi là vùng nhân.
Câu 13:
Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?
Đáp án C
Sự lớn lên và sinh sản của tế bào giúp cho các sinh vật lớn lên, thay thế các tế bào già, tế bào chết và các tế bào bị tổn thương.
Câu 14:
Cơ quan nào sau đây thuộc hệ thần kinh ở người?
Đáp án C
- Tim là cơ quan thuộc hệ tuần hoàn
- Phổi là cơ quan thuộc hệ hô hấp
- Não là cơ quan thuộc hệ thần kinh
Câu 15:
Nhận định nào sau đây là đúng?
Đáp án: D
Hệ cơ quan ở thực vật gồm:
- Hệ rễ: bao gồm rễ cây
- Hệ chồi: bao gồm thân, lá, hóa, quả
Câu 16:
Quan sát hình ảnh trùng roi và trả lời câu hỏi sau.
Thành phần cấu trúc x (có màu xanh) trong hình bên là gì?
Đáp án A
Lục lạp là bào quan có màu xanh nằm trong cơ thể trùng roi.
Câu 17:
Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì với chúng ta?
(1) Gọi đúng tên sinh vật
(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại
(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn
(4) Xác định được mối quan hệ họ hàng của các sinh vật
Đáp án C
Việc phân loại thế giới sống không giúp ta thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn.
Câu 18:
Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
Đáp án A
Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao sẽ bắt đầu từ cấp nhỏ nhất là loài và kết thúc bằng cấp lớn nhất là giới.
Cụ thể là: Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
Câu 19:
Tên khoa học của các loài được hiểu là?
Đáp án B
Tên khoa học của loài gồm hai phần chính là tên chi (giống) đứng trước và tên loài đứng sau. Ngoài ra còn có thể đi kèm tên tác giả và năm công bố.
Câu 20:
Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra?
Đáp án A
- Bệnh tả là do vi khuẩn tả gây nên
- Bệnh lao phổi là do vi khuẩn lao gây nên
- Bệnh viêm da là do vi khuẩn tụ cầu vàng gây nên
Câu 21:
Một học sinh thả một quả bóng từ trên cao xuống và nhận thấy quả bóng càng rơi, càng chuyển động nhanh lên. Hỏi phát biểu nào sau đây của học sinh này là đúng?
Đáp án D
Phát biểu đúng là quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng của lực tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một lực khác.
Câu 22:
Khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng, vừa đổi hướng chuyển động. Trường hợp nào sau đây thể hiện điều đó:
Đáp án B
- Khi có gió thổi cành cây đu đưa qua lại ⇒ có sự biến đổi vận tốc.
- Khi đập mạnh quả bóng vào tường quả bóng bật trở lại ⇒ có sự biến đổi vận tốc và đổi hướng chuyển động.
- Khi xoay tay lái ô tô đổi hướng chuyển động ⇒ có sự đổi hướng chuyển động.
- Khi có gió thổi hạt mưa bay theo phương xiên ⇒ có sự đổi hướng chuyển động.
Câu 23:
Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực …. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
Đáp án D
Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
Câu 24:
Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?
Đáp án C
A - lực tiếp xúc, vì giữa tay bạn Linh và cửa có sự tiếp xúc
B - lực tiếp xúc, vì giữa chân cầu thủ và quả bóng có sự tiếp xúc
C - lực không tiếp xúc, vì Trái Đất và quyển sách không có sự tiếp xúc
D - lực tiếp xúc, vì giữa tay bạn Nam và bình nước có sự tiếp xúc
Câu 25:
Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để
Đáp án B
Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để tăng ma sát trượt.
Câu 26:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ma sát
Đáp án A
A – đúng
B – sai, vì khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy để giúp vật dừng lại.
C – sai, vì khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy, thì vật mới tăng tốc độ được.
D – sai, vì lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này lăn trên vật khác
Câu 27:
Một túi đường có khối lượng 2kg thì có trọng lượng gần bằng:
Đáp án B
Ta có trọng lượng gần bằng 10 lần khối lượng:
P = 10 . m = 10 . 2 = 20N
Câu 28:
Kết luận nào sai khi nói về trọng lượng của vật?
Đáp án D
Kết luận sai khi nói về trọng lượng của vật là trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật. Điều này chỉ đúng khi ta so sánh các vật làm cùng một chất.
Câu 29:
Mặt lốp ô tô, xe máy, xe đạp có khía rãnh để:
Đáp án A
Mặt lốp ô tô, xe máy, xe đạp có khía rãnh để tăng ma sát.
Câu 30:
Trong hoạt động Lan cầm lọ hoa, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực?
Đáp án A
Vật gây ra lực: cánh tay của Lan; vật chịu tác dụng của lực: bình hoa.