Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Chương 10: Trái đất và bầu trời - Bộ Kết nối tri thức

Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Chương 10: Trái đất và bầu trời - Bộ Kết nối tri thức

Bài 54: Hệ Mặt Trời

  • 588 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Em đã biết Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Vậy còn có những thiên thể nào khác quay quanh Mặt Trời không?

Xem đáp án

Có những thiên thể nào khác quay quanh Mặt Trời:

- Có các hành tinh khác: Thổ tinh, Hỏa tinh,….

- Có các vệ tinh, sao chổi, thiên thạch,….

Em đã biết Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất


Câu 2:

Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất, hành tinh nào xa Mặt Trời nhất?

Xem đáp án

- Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thủy Tinh.

- Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương Tinh.


Câu 3:

Lực hấp dẫn gây ra chuyển động của tám hành tinh xung quanh Mặt Trời phụ thuộc khối lượng và khoảng cách đến Mặt Trời của các hành tinh. Theo em dự đoán, thời gian quay quanh Mặt Trời của các hành tinh có giống nhau không?

Xem đáp án

Em dự đoán, thời gian quay quanh Mặt Trời của các hành tinh không giống nhau, vì: Mỗi hành tinh quay quanh Mặt Trời với quỹ đạo khác nhau nên sẽ có thời gian quay quanh Mặt Trời khác nhau.


Câu 4:

Trong bốn hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời, một ngày của hành tinh nào có thời gian gần bằng một ngày của Trái Đất?

Xem đáp án

Trong bốn hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời, một ngày của Hỏa Tinh có thời gian gần bằng một ngày của Trái Đất, vì:

+ Chu kì tự quay của Trái Đất là 1 ngày.

+ Chu kì tự quay của Hỏa Tinh là 1,03 ngày.


Câu 5:

Người ta vẫn nói sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… đều là các ngôi sao trong Hệ Mặt Trời. Nói như thế là đúng hay sai? Tại sao?

Xem đáp án

Người ta vẫn nói sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… đều là các ngôi sao trong Hệ Mặt Trời. Nói như thế là không đúng, vì:

- Sao là các thiên thể tự phát sáng,

- Các hành tinh sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… đều không tự phát sáng mà nhận ánh sáng từ Mặt Trời.

Nên sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… chỉ là các hành tinh quay quanh sao.


Câu 6:

Vì sao ta nhìn thấy các hành tinh trong Hệ Mặt Trời? Em hãy giải thích bằng hình vẽ?

Xem đáp án

Ta nhìn thấy các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, vì:

- Mặt Trời là một ngôi sao lớn, tự phát sáng.

- Các hành tinh quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo riêng của nó.

Nên các hành tinh đều nhận được ánh sáng Mặt Trời, và ta nhìn thấy các hành tinh do có ánh sáng phản chiếu từ các hành tinh đó tới mắt ta, khi quan sát qua các dụng cụ hỗ trợ hiện đại.

Vì sao ta nhìn thấy các hành tinh trong Hệ Mặt Trời? Em hãy giải thích bằng hình vẽ


Câu 7:

Nếu như em đứng trên Hải Vương tinh, sẽ nhìn thấy Mặt Trời lớn hơn hay nhỏ hơn so với khi ở Trái Đất?

Xem đáp án

Nếu như em đứng trên Hải Vương tinh, sẽ nhìn thấy Mặt Trời nhỏ hơn so với khi ở Trái Đất, vì Trái Đất ở gần Mặt Trời hơn Hải Vương tinh


Câu 9:

Có nhận xét gì về khoảng cách giữa các hành tinh?

Xem đáp án

- Nhận xét: Các hành tinh ở càng xa Mặt Trời thì khoảng cách giữa các hành tinh càng lớn.


Câu 10:

Chỉ ra được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.

Xem đáp án

Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần Mặt Trời.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan