Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Chương 9: Năng lượng - Bộ Kết nối tri thức

Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Chương 9: Năng lượng - Bộ Kết nối tri thức

Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng

  • 1926 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong hình trên có những năng lượng nào mà em đã biết?

Trong hình trên có những năng lượng nào mà em đã biết

Xem đáp án

Trong hình trên có những năng lượng em biết:

- Năng lượng Mặt Trời

- Năng lượng nước

- Năng lượng gió


Câu 3:

Quan sát và đọc phần mô tả trong Hình 46.1, rồi thảo luận nhóm để làm sáng tỏ hai ý:

- Khi năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng có thể càng mạnh.

- Khi năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng của lực có thể càng dài.

Quan sát và đọc phần mô tả trong Hình 46.1, rồi thảo luận nhóm để làm sáng tỏ hai ý

Gió nhẹ làm quay chong chóng, gió mạnh làm quay cánh quạt của tua – bin gió, lốc xoáy phá hủy các công trình. Khi gió nhẹ, gió mạnh, lốc xoáy còn kéo dài thì chong chóng, tua – bin gió còn quay, các công trình xây dựng còn bị phá hủy.

Xem đáp án

- Thảo luận của nhóm để làm sáng tỏ ý: khi năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng có thể càng mạnh.

+ Để tạo nên gió nhẹ và gió mạnh là sự khác nhau về mức năng lượng: gió mạnh có nhiều năng lượng hơn gió nhẹ.

+ Gió nhẹ làm quay chong chóng tức là gió đã tác dụng lực vào chong chóng và làm nó quay.

+ Gió mạnh làm quay cánh quạt của tua – bin gió tức là gió đã tác dụng lực vào cánh quạt của tua – bin gió và làm nó quay.

+ Lốc xoáy phá hủy công trình, tức là lốc xoáy đã tác dụng vào các công trình một lực và làm cho nó bị đổ vỡ.

+ Mà cánh quạt tua - bin nặng hơn cánh chong chóng nhiều, các công trình lại rất kiên cố và nặng hơn cánh quạt tua bin rất nhiều.

+ Cho nên, lực tác dụng của gió mạnh cũng lớn hơn lực tác dụng của gió nhẹ và lực của lốc xoáy lớn hơn rất nhiều lực tác dụng của gió mạnh.

Vậy nên ta có thể thấy, khi năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng có thể càng mạnh.

- Thảo luận của nhóm để làm sáng tỏ ý: khi năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng của lực có thể càng dài.

+ Ta đã biết rằng gió nhẹ, gió mạnh và lốc xoáy có thể hình thành là nhờ năng lượng, và khi hết năng lượng thì các hiện tượng đó cũng sẽ biến mất. Vậy nên còn có gió nhẹ, gió mạnh, lốc xoáy là còn có năng lượng.

 + Và ta cũng biết rằng, năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng càng mạnh, sau một thời gian ta thấy các công trình bị phá hủy nhiều. Chứng tỏ, đã có lực tác dụng lên các vật trong trong suốt thời gian xảy ra hiện tượng đó.

Vậy nên khi năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng của lực có thể càng dài.


Câu 4:

Thổi xe đồ chơi:

Chuẩn bị: vài chiếc xe đồ chơi giống nhau và một số ống hút.

Tiến hành: thổi hơi qua ống hút để tạo ra lực đẩy đủ mạnh làm cho xe đồ chơi chuyển động (Hình 46.2).

Thảo luận:

a/ Muốn cho xe chuyển động nhanh hơn và xa hơn thì phải làm thế nào?

b/ Từ thí nghiệm trên hãy rút ra mối quan hệ giữa năng lượng truyền cho vật với độ lớn lực tác dụng và thời gian lực tác dụng lên vật.

Thổi xe đồ chơi: Chuẩn bị: vài chiếc xe đồ chơi giống nhau và một số ống hút

Xem đáp án

a/

- Muốn cho xe chuyển động nhanh hơn thì phải thổi hơi mạnh hơn.

- Muốn cho xe chuyển động xa hơn thì phải thổi một hơi với thời gian dài hơn.

- Muốn cho xe chuyển động nhanh hơn và xa hơn thì phải thổi hơi mạnh trong một thời gian dài.

b/ Như vậy, ta thấy mối quan hệ giữa năng lượng truyền cho vật với độ lớn lực tác dụng và thời gian lực tác dụng lên vật tỉ lệ thuận với nhau:

- Năng lượng truyền cho vật càng mạnh thì độ lớn lực tác dụng lên vật càng lớn.

- Năng lượng truyền cho vật trong một thời gian dài thì thời gian lực tác dụng lên vật cũng dài.


Câu 5:

Hãy tìm thêm ví dụ về mối liên hệ giữa năng lượng và tác dụng lực.

Xem đáp án

Ví dụ về mối liên hệ giữa năng lượng và tác dụng lực.

- Bố bê được đồ nhiều hơn em.

Ta thấy bố lớn hơn, ăn nhiều hơn nên có năng lượng dự trữ nhiều hơn và có lực khỏe hơn để bê được những đồ nặng hơn.

Hãy tìm thêm ví dụ về mối liên hệ giữa năng lượng và tác dụng lực

Hãy tìm thêm ví dụ về mối liên hệ giữa năng lượng và tác dụng lực (ảnh 1)

- Trong cuộc thi đua xe đạp, ai khỏe hơn, đạp nhanh hơn sẽ giành chiến thẳng. Vì người đó có năng lượng nhiều hơn, tác dụng lực vào bàn đạp lớn hơn để xe đi được nhanh và lâu để giành chiến thắng.

Hãy tìm thêm ví dụ về mối liên hệ giữa năng lượng và tác dụng lực


Câu 7:

Hãy tìm thêm ví dụ về sự truyền năng lượng trong thực tiễn?

Xem đáp án

Ví dụ về sự truyền năng lượng trong thực tiễn:

- Qua truyền nhiệt: Nhiệt độ môi trường làm đá tan thành nước.

Hãy tìm thêm ví dụ về sự truyền năng lượng trong thực tiễn

- Qua tác dụng lực: Cái búa đưa lên càng cao càng làm cho chiếc đinh đâm sâu vào tường.

Hãy tìm thêm ví dụ về sự truyền năng lượng trong thực tiễn


Câu 8:

Trình bày được việc sử dụng năng lượng trong hoạt động hằng ngày của em?

Xem đáp án

Các việc sử dụng năng lượng trong hoạt động hằng ngày của em:

- Sử dụng năng lượng hóa học được chuyển hóa từ thức ăn để học bài.

Trình bày được việc sử dụng năng lượng trong hoạt động hằng ngày của em

- Đạp xe tới trường đã sử dụng động năng.

Trình bày được việc sử dụng năng lượng trong hoạt động hằng ngày của em


Câu 9:

Nhận biết được sự truyền năng lượng trong một số tình huống đơn giản thường gặp?

Xem đáp án

- Đạp xe.

Năng lượng hóa học từ thức ăn:

+ Chuyển hóa thành cơ năng dưới dạng động năng để đạp xe đi học.

+ Chuyển hóa một phần thành năng lượng nhiệt làm nóng cơ thể.

Nhận biết được sự truyền năng lượng trong một số tình huống đơn giản thường gặp

- Mẹ bế em bé ở một độ cao so với mặt đất.

Năng lượng hóa học từ thức ăn:

+ Chuyển hóa thành cơ năng dưới dạng động năng để mẹ có thể nhấc em bé

+ Chuyển hóa thành thế năng khi em bé ở yên trên tay mẹ.

+ Chuyển hóa một phần sang nhiệt năng làm nóng cơ thể.


Bắt đầu thi ngay