Ôn thi THPTQG môn GDCD lớp 12 có lời giải chi tiết
Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (bài 9)
-
11538 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Doanh nghiệp được miễn thuế trong những năm đầu và đóng thuế ở mức thấp trong những năm sau trong trường hợp nào?
Chọn đáp án D
Khi kinh doanh trong những ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp được miễn thuế trong những năm đầu và đóng thuế ở mức thấp trong những năm sau.
Câu 2:
Bộ luật nào sau đây không nằm trong hệ thống các văn bản nhà nước ban hành để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Chọn đáp án A
Để bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, Nhà nước đã ban hành một hệ thống các văn bản như: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Dầu khí, Luật Khoáng sản… Như vậy, Luật Hành chính không nằm trong hệ thống văn bản này.
Câu 3:
Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế là
Chọn đáp án B
Theo SGK Giáo dục công dân 12, nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế là quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh.
Câu 4:
Nhà nước đã ban hành văn bản pháp luật nào dưới đây để phát triển kinh tế?
Chọn đáp án A
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước đã ban hành các luật quan trọng, như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thuế giá trị gia tăng... Như vậy, đáp án của câu hỏi này là Luật Doanh nghiệp.
Câu 5:
Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp khác nhau, căn cứ vào
Chọn đáp án C
Theo SGK Giáo dục công dân 12, pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp khác nhau, căn cứ vào ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
Câu 6:
Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, kiềm chế gia tăng dân số là những nội dung cơ bản của pháp luật về
Chọn đáp án A
Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, kiềm chế gia tăng dân số, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phòng chống các tệ nạn xã hội là những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.
Câu 7:
Đối tượng nào sau đây không có quyền tự do kinh doanh?
Chọn đáp án D
Theo Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005, mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lí doanh nghiệp ở Việt Nam theo quy định của luật này trừ những người sau đây: cán bộ, công chức theo quy định của luật cán bộ công chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; người chưa thành niên, người thành niên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án nhân dân cấm hành nghề kinh doanh.
Câu 8:
Đâu là nội dung của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội?
Chọn đáp án D
Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, kiềm chế gia tăng dân số, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phòng chống các tệ nạn xã hội là những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.
Câu 9:
Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường không phải là
Chọn đáp án C
Trong hoạt động bảo vệ môi trường, pháp luật là công cụ quan trọng của Nhà nước để xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lí cần thiết, tạo ra sự phối hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; xác định trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh; ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên, thiên nhiên. Như vậy, nới lỏng các quy định đem lại hiệu quả cao về kinh tế từ các nguồn thu phi pháp không thể hiện vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường.
Câu 10:
Việc giao đất, giao rừng cho một số hộ dân để họ sử dụng, quản lý, khai thác và bảo vệ rừng là nội dung cơ bản của pháp luật về
Chọn đáp án D
Trong các hoạt động bảo vệ môi trường thì bảo vệ rừng có tầm quan trọng đặc biệt, vì rừng là tài nguyên quý báu của đất nước. Để thực hiện việc bảo vệ, tái tạo rừng thì việc giao đất, giao rừng cho một số hộ dân để họ sử dụng, quản lý, khai thác và bảo vệ rừng là một trong những nội dung cơ bản.
Câu 11:
Theo Luật Doanh Nghiệp, trường hợp nào dưới đây không được thành lập và quản lí doanh nghiệp?
Chọn đáp án A
Theo Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005, mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lí doanh nghiệp ở Việt Nam theo quy định của luật này trừ những người sau đây: cán bộ, công chức theo quy định của luật cán bộ công chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; người chưa thành niên, người thành niên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án nhân dân cấm hành nghề kinh doanh.
Câu 12:
Xóa đói giảm nghèo là một nội dung cơ bản của pháp luật về lĩnh vực
Chọn đáp án C
Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, kiềm chế gia tăng dân số, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phòng chống các tệ nạn xã hội là những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.
Câu 13:
Nội dung nào dưới đây là một trong các nghĩa vụ của người kinh doanh?
Chọn đáp án C
Theo SGK GDCD 12 trang 96: Pháp luật xác định trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và trong đời sống cộng đồng; hướng dẫn, giáo dục công dân xử sự đúng pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Một trong các nghĩa vụ của người kinh doanh là bảo vệ môi trường.
Câu 14:
Trong những nghĩa vụ dưới đây của người kinh doanh, nghĩa vụ nào là quan trọng nhất?
Chọn đáp án D
Theo SGK GDCD 12 trang 98: Thông thường, nghĩa vụ của nhà sản xuất, kinh doanh gồm: Kinh doanh đúng ngành nghề đăng kí và không trái pháp luật; nộp thuế đầy đủ; bảo vệ môi trường; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh... Trong đó, nghĩa vụ nộp thuế là quan trọng nhất.
Câu 15:
Pháp luật quy định lực lượng nòng cốt giữ nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là
Chọn đáp án C
Pháp luật qui định củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
Câu 16:
Hoạt động nào dưới đây, không phải là hoạt động xâm phạm đến an ninh quốc gia?
Chọn đáp án B
Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xâm phạm đến các hoạt động tôn giáo không phải là hoạt động xâm phạm đến an ninh quốc gia.
Câu 17:
Ý nào dưới đây là nội dung về bảo vệ môi trường?
Chọn đáp án C
Các hoạt động bảo vệ môi trường chủ yếu gồm: bảo tồn và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư...
Câu 18:
Nội dung nào dưới đây thể hiện pháp luật về bảo vệ môi trường?
Chọn đáp án B
Trong hoạt động bảo vệ môi trường, pháp luật là công cụ quan trọng của Nhà nước để xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lí cần thiết, tạo ra sự phối hợp giữa kinh tế và bảo vệ môi trường. Trong các nội dung được nêu trong đề bài, việc ban hành Luật Thủy sản có liên quan trực tiếp và thể hiện pháp luật về bảo vệ môi trường.
Câu 19:
Công dân nam dưới bao nhiêu tuổi trở xuống không phải đăng kí nghĩa vụ quân sự?
Chọn đáp án D
Theo Khoản 1 Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự quy định về đối tượng đăng kí nghĩa vụ quân sự là "Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên". Như vậy, công dân nam dưới 17 tuổi trở xuống không phải đăng kí nghĩa vụ quân sự.
Câu 20:
Chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống tệ nạn xã hội là những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển
Chọn đáp án C
Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực của xã hội được thể hiện trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong vấn đề chống tệ nạn xã hội và được thể hiện qua các bộ luật cụ thể.
Câu 21:
Luật Nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:
Chọn đáp án A
Luật Nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
Câu 22:
Những trường hợp nào dưới đây được thực hiện quyền tự do kinh doanh?
Chọn đáp án A
Theo Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005, mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lí doanh nghiệp ở Việt Nam theo quy định của luật này trừ những người sau đây: cán bộ, công chức theo quy định của luật cán bộ công chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; người chưa thành niên, người thành niên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án nhân dân cấm hành nghề kinh doanh.
Câu 23:
Doanh nghiệp A và B đều kinh doanh cùng một mặt hàng giống nhau, nhưng doanh nghiệp A làm ăn thua lỗ còn doanh nghiệp B làm ăn rất tốt. Tuy nhiên, cả 2 doanh nghiệp đều phải đóng các loại thuế theo quy định của pháp luật. Đây chính là biểu hiện của bình đẳng trong
Chọn đáp án C
Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh như: kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên, cảnh quan, di tích lịch sử, bảo đảm quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật lao động. Vậy, việc hai doanh nghiệp đều phải đóng các loại thuế theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng trong kinh doanh.
Câu 24:
Nhà nước đẩy mạnh xúc tiến thương mại với các nước trên thế giới nhằm đưa lao động của nước ta đi làm ở nước ngoài. Đây chính là một nội dung cơ bản của pháp luật về
Chọn đáp án A
Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, kiềm chế gia tăng dân số, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phòng chống các tệ nạn xã hội là những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.
Câu 25:
Chương trình Lục Lạc Vàng nhằm hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn trên mọi miền tổ quốc, giúp họ trả nợ và có điều kiện làm ăn kinh tế vươn lên để thoát nghèo, góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo của nhà nước. Mục đích của chương trình hướng tới chính là nội dung cơ bản của pháp luật về
Chọn đáp án D
Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, kiềm chế gia tăng dân số, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phòng chống các tệ nạn xã hội là những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.
Câu 26:
Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, năm 2012 Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Biển Việt Nam và đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Yêu cầu ban hành Luật Biển Việt Nam cho thấy pháp luật bắt nguồn từ đâu?
Chọn đáp án C
Xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, từ tình hình thực tế và những biện pháp của nước ta với những diễn biến mới trên Biển Đông mà ban hành Luật Biển Việt Nam.
Câu 27:
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh H xin mở cửa hàng kinh doanh hàng may mặc. Nhận định nào dưới đây là đúng về trường hợp này?
Chọn đáp án D
Theo SGK Giáo dục công dân lớp 12, quyền tự do kinh doanh nghĩa là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký kinh doanh. Anh H đã tốt nghiệp trung học phổ thông như vậy anh đã đủ điều kiện để mở cửa hàng kinh doanh.
Câu 28:
Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và xuất khẩu nông sản, có một số chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Đây chính là thể hiện bình đẳng trong
Chọn đáp án A
Theo SGK Giáo dục công dân 12, pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp khác nhau, căn cứ vào ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh. Vì sản xuất và xuất khẩu nông sản là một ngành nghề mà pháp luật khuyến khích nên việc Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và xuất khẩu nông sản, có một số chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Đây chính là thể hiện bình đẳng trong kinh doanh.
Câu 29:
Công ty F đã xả thải trực tiếp ra môi trường biển gây ô nhiễm biển của 4 tỉnh miền trung. Hành vi của F đã vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
Chọn đáp án A
Các hoạt động bảo vệ môi trường chủ yếu gồm: bảo tồn và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư; bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác; quản lí chất thải; phòng ngừa ứng phó với sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. Như vậy, hành động của công ty F là vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Câu 30:
Đối tượng H xả chất thải độc chưa qua xử lý xuống dòng sông, gây nhiễm độc cho nguồn nước và cư dân hai bên bờ sông. Hành vi vi phạm này được xác định là lỗi
Chọn đáp án B
Đối tượng H cố ý xả chất thải xuống sông mặc dù biết đó là chất thải chưa được xử lí, hơn nữa, đây là hành động trực tiếp nên đáp án của câu hỏi là cố ý trực tiếp.