Kết quả của phép tính nào dưới đây vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5?
A. 132 + 200;
B. 345 - 140;
C. 1. 2. 3. 4. 5 - 20;
D. 130 + 285.
Đáp án đúng là: C
A sai vì 132 có chữ số tận cùng là 2 nên 132 chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 còn 200 có chữ số tận cùng là 0 nên 200 vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, do đó
132 + 200 không đồng thời vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
B sai vì 345 có chữ số tận cùng là 5 nên 345 không chia hết cho 2 nhưng chia hết cho 5 còn 140 có chữ số tận cùng là 0 nên 140 vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, do đó
345 - 140 không đồng thời vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
C đúng vì 1. 2. 3. 4. 5 vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 còn 20 có chữ số tận cùng là 0 nên 20 vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, do đó 1. 2. 3. 4. 5 - 20 đồng thời vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
D sai vì 130 có chữ số tận cùng là 0 nên 130 vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 còn 285 có chữ số tận cùng là 5 nên 285 không chia hết cho 2 nhưng 285 chia hết cho 5, do đó 130 + 285 không đồng thời vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
Cho tổng sau: A = 135 + 230 + 2335 + 4565. Không tính toán, dựa vào tính chất chia hết của một tổng thì A chia hết cho?
Cho tổng M = 24 + 46 + x. Với giá trị nào của x thì M chia hết cho 2?
Cho tổng A = 135 + 200 + x. Với giá trị nào của x thì A không chia hết cho 5?
Có bao nhiêu tổng (hiệu) dưới đây chia hết cho 9?
108 + 306; 144 + 981; 103 + 468; 918 – 108; 456 + 504.