Dùng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các chất riêng biệt sau: CuO, Al2O3, FeO, MgO, BaO bằng 2 hoá chất (không tính không khí) khi đồ dùng, thiết bị cơ bản có đủ.
Sử dụng 2 hóa chất để nhận biết: Nước và dung dịch HCl.
Đánh số thứ tự từng hóa chất mất nhãn, trích mẫu thử.
+ Cho một lượng nước dư vào các mẫu thử, lắc đều:
- Nếu mẫu thử nào tan hoàn toàn tạo dung dịch trong suốt là BaO.
BaO + H2O Ba(OH)2 (*)
- Nếu không có hiện tượng là: CuO, Al2O3, FeO, MgO.
+ Thu lấy dung dịch ở (*) cho vào lần lượt các mẫu thử còn lại:
- Nếu mẫu thử nào tan, tạo dung dịch trong suốt là Al2O3.
Ba(OH)2 + Al2O3 Ba(AlO2)2 + H2O
- Nếu không có hiện tượng là: CuO, FeO, MgO.
+ Cho dung dịch HCl (dư) vào các mẫu thử còn lại, lắc đều:
- Mẫu thử tan tạo dung dịch màu xanh là CuO.
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
- Mẫu thử tạn tạo dung dịch mà lục nhạt là FeO.
FeO + 2HCl FeCl2 + H2O
- Mẫu thử tan tạo dung dịch trong suốt là MgO.
MgO + 2HCl MgCl2 + H2O
Rót từ từ dung dịch HCl cho đến dư vào dung dịch hỗn hợp chứa a mol Na2CO3 và b mol NaHCO3. Từ kết quả số liệu thực nghiệm ta có 2 đồ thị theo hình vẽ sau:
Xác định khối lượng chất tan trong dung dịch thu được khi lượng HCl rót vào dung dịch là 1,8a mol.
Hàng năm, trên thế giới sản xuất hàng trăm triệu tấn axit sunfuric do các ứng dụng quan trọng của nó đối với nền kinh tế quốc dân.
Trong công nghiệp, axit sunfuric được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc. Nguyên liệu là lưu huỳnh (hoặc quặng pirit sắt), không khí và nước. Thông thường sản xuất axit sunfuric có 3 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Oxi hoá lưu huỳnh (hoặc quặng pirit sắt) bằng không khí giàu oxi;
- Giai đoạn 2: Oxi hoá sản phẩm chứa lưu huỳnh thu được ở giai đoạn 1 bằng xúc tác phù hợp;
- Giai đoạn 3: Hấp thụ sản phẩm chứa lưu huỳnh thu được giai đoạn 2 để tạo axit sunfuric.
Trên thực tế, hiệu suất của quá trình sản xuất axit sunfuric phụ thuộc nhiều vào giai đoạn 3 do hiệu suất của 2 giai đoạn đầu có thể đạt tới 100%. Nếu dùng nước để hấp thụ SO3 thì hiệu suất phản ứng có thể chỉ đạt dưới 5% do phản ứng toả nhiệt nên sản phẩm sinh ra tạo lớp sương mù, vừa khó thu hồi, vừa hạn chế sự tiếp xúc giữa các chất tham gia phản ứng. Thực tế trong sản xuất người ta dùng dung dịch H2SO4 đặc làm chất hấp thụ trong giai đoạn 3. Sản phẩm của phản ứng thu được là oleum có công thức dạng H2SO4.nSO3. Oleum dễ vận chuyển an toàn hơn axit sunfuric. Khi biết công thức của oleum có thể tính toán lượng nước cần hoà tan để thu được axit sunfuric tinh khiết.
1. Viết phương trình hoá học cho các phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất axit sunfuric thực tế.
Nung hỗn hợp X gồm CH4, CH2=CH2; CH3-C ≡ CH; CH2=CH-C ≡ CH và a (mol) H2 có Ni xúc tác (để xảy ra phản ứng cộng H2 vào liên kết đôi, liên kết ba) thu được 0,2 mol hỗn hợp Y chỉ gồm các hidrocacbon và có tỉ khối so với H2 là 17,9. Biết 0,1 mol Y phản ứng tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Tìm giá trị của a.
Tổng số hạt p, n, e của hai nguyên tử các nguyên tố A và B là 177; trong đó: tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 8.
a) Xác định các nguyên tố A và B.
Viết phương trình hoá học hoàn thành sơ đồ chuyển hoá bên, biết:
- Các chất trong sơ đồ từ H1 đến H11 là chất hữu cơ khác nhau;
- H6 là chất khí thuộc loại hidrocabon sinh ra khi hoa quả chín;
- H7 là polime thiên nhiên, thành phần chính trong nhiều loại ngũ cốc;
- H11 là polime có tính đàn hồi cao.
Thí nghiệm điều chế và chứng minh tính khử của khí Z được thực hiện như hình 3. Khi mở khoá K, chất lỏng X chảy xuống. Sau một thời gian, bình đựng dung dịch KMnO4 nhạt dần.
a. Xác định công thức phân tử của X, Y, Z phù hợp với sơ đồ; biết khí Z có khả năng làm mất màu cánh hoa hồng.
Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học cho phản ứng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm theo hình 4.
Công thức thực nghiệm (hay công thức đơn giản là công thức hoá học có số nguyên tử các nguyên tố dạng số nguyên tối giản. Ba chất hữu cơ mạch hở A, B, D có cùng công thức thực nghiệm. Đốt cháy hoàn toàn 3,0 gam mỗi chất A, B, D đều thu được hỗn hợp sản phẩm chỉ chứa CO2 và H2O. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy thu được bằng 750 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M thấy tạo thành 5,0 gam kết tủa trắng, đồng thời khối lượng dung dịch thu được sau khi tách lọc kết tủa tăng 1,2 gam so với dung dịch ban đầu.
1. Xác định công thức thực nghiệm của A, B, D.
Một trong những ứng dụng của D là tráng gương. Cho 100 gam dung dịch chứa D với nồng độ 4,5% tác dụng hoàn toàn với Ag2O dư trong NH3 thu được m gam Ag. Tính m.
b. Viết phương trình hoá học cho phản ứng xảy ra trong thí nghiệm.