a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.- Giải thích:
+ Lòng yêu nước là tình yêu đối với đất nước, sẵn sàng hành động vì đất nước, không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.
-> Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho quốc gia, dân tộc mình.
-Những biểu hiện về lòng yêu nước của con người trong xã hội ngày nay:
+ Nỗ lực học tập, lao động để không chỉ xây dựng được cuộc sống tốt đẹp cho bản thân mà còn góp phần dựng xây đất nước.
+ Quan tâm đến đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của đất nước.
+ Có ý thức vun đắp, bảo vệ, giữ gìn, tự hào về văn hóa vật chất và tinh thần của đất nước.
+ Giới thiệu văn hóa của dân tộc với bạn bè thế giới khi có dịp.
+ Ý thức, hành động luôn hướng về nguồn cội dù ở đâu trên thế giới.
+ Thương yêu, trân quý đất nước còn nghèo khó, gian lao.
+ Gắn đời sống cá nhân với vận mệnh chung của cộng đồng để hòa nhịp với đất nước,luôn sẵn sàng khi Tổ quốc cần
->Lòng yêu nước là động lực giúp con người sống có lí tưởng và trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và trên hết là tạo nên sức mạnh để một dân tộc chiến thắng mọi thử thách, khó khăn
+ Phê phán một số người thiếu trách nhiệm với cộng đồng, sống ích kỉ, hưởng thụ, thiếu hiểu biết về đất nước, dân tộc,… dẫn tới bị kẻ xấu lợi dụng, lung lạc, từ đó đi ngược lại lợi ích chung của đất nước.
( HS phân tích dẫn chứng phù hợp)
- Liên hệ bản thân:
+ Không ngừng học hỏi, làm giàu tri thức của bản thân để hiểu biết đầy đủ và sâu sắc hơn về đất nước, dân tộc.
+ Lao động dựng xây đất nước…Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.110, 111)
Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét tính trữ tình chính trị của Tố Hữu trong đoạn thơ.
Phân tích tính gợi hình, gợi cảm của từ “mòn chân” trong câu thơ: Ít nhiều người vợ trẻ / Mòn chân bên cối gạo canh khuya
Nhận xét về vẻ đẹp của hình ảnh người lính thời kì đầu kháng chiến chống Pháp được thể hiện trong đoạn thơ .
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ,
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi “Một hai”
Súng bắn chưa quen,
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến
Lột sắt đường tàu,
Rèn thêm đao kiếm,
Áo vải chân không,
Đi lùng giặc đánh.
Ba năm rồi gửi lại quê hương
Mái lều gianh,
Tiếng mõ đêm trường,
Luống cày đất đỏ
Ít nhiều người vợ trẻ,
Mòn chân bên cối gạo canh khuya
Chúng tôi đi
Nắng mưa sờn mép ba lô,
Tháng năm bạn cùng thôn xóm.
Nghỉ lại lưng đèo
Nằm trên dốc nắng
Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng
Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa.
- Đằng nớ vợ chưa?
- Đằng nớ?
- Tớ còn chờ độc lập
Cả lũ cười vang bên ruộng bắp,
Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu.
( Nhớ - Hồng Nguyên- Thơ Việt Nam 1945-1985, NXBVH,1985, Trang 107)
Xác định thể thơ của đoạn trích.
Hình ảnh “lũ chúng tôi” được tác giả giới thiệu như thế nào trong đoạn thơ:
Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ,
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi “Một hai”
Súng bắn chưa quen,
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến
Lột sắt đường tàu,
Rèn thêm đao kiếm,
Áo vải chân không,
Đi lùng giặc đánh.