Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

28/09/2024 43

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích nghệ thuật kết hợp yếu tố phi hư cấu với trải nghiệm, thái độ của người viết hồi kí thể hiện trong văn bản sau:

Những cái biết của tôi về Nguyễn Tuân hồi ấy chỉ mang mảng thế.

Đem cái “duyên” đẹp đẽ mọi bề quàng cho Nguyễn Tuân có thể chưa kín nghĩa, mà cũng không hẳn đúng. Về văn và cả về đời. Có người mê Nguyễn Tuân như điếu đổ, từng chữ. Có người chỉ lướt một đoạn đã không chịu được cái giọng khụng khiêng, khệnh khạng. Triết lí và câu văn Nguyễn Tuân không giống vị hoài sơn trong thang thuốc bắc, ghé bổ một tí, lại vô thưởng vô phạt. Cái chơi của Nguyễn Tuân cũng thế. Với người này, không thể thiếu Nguyễn Tuân. Người kia thì không chịu đựng được. Ô hay, người ta ra người ta thì người ta phải là người ta đã chứ

Nhớ lại năm ấy, ở gian hàng quà chợ Đồng Xuân có bà nạ dòng khăn nhung áo cảnh phin nõn đeo chuỗi hạt cẩm thạch phơn phớt xanh – hàng bún thang ngon có tiếng. Chỉ một bát thang con bún lá, giọt cà cuống thơm một cách khó chịu mà lại không có không được, cũng có thể viết lên một cái gì. Nói bâng quơ, chẳng ra nhủ mình, chẳng ra cho người khác. Những cái ấy phải viết, viết. [...] Những năm về sau, Nguyễn Tuân vẫn làm việc cho viết, khoắc khoải sự viết, mà không viết bao nhiêu. Ở đây nữa, chính bởi hơi sức và trong tâm sự. Phải đến Nguyễn Tuân viết ra thì cũng một vùng phố xả ấy mới thành tên gọi, mới thành Phố Phái – hai chữ của Nguyễn Tuân sáng tạo đặt tên cho tranh Bùi Xuân Phái. Và trong cuộc chơi, ông cửa hàng trưởng Bôđêga, chủ nhà bàn, nhà bếp khách sạn Thống Nhất hay bác Chữ bản cháo gà gõ ống thổi làm phách hát ả đào giọng chèo ở ngã sáu dốc Hàng Kèn, hay khi lên chơi trên nhà ông Ba trên Nghĩa Đô thì dẫu cho Nguyễn Tuân chưa hề quen, cũng không phải là trùm trò, các chủ quán, chủ nhà đều trân trọng như ông ấy mới là chủ cuộc. Cái duyên ấy xưa rày vẫn như một.

[...] Dốc Cây Thị không còn cây thị, hàng quán chỉ rải rác có buổi. Ngồi đây, đầu phố Hàm Long nhìn sang sở Văn Tự, tưởng như lão Tàu Bay còn gánh phở buổi sớm. [...] Những biến thiên của con người phố xá, chắp nối lại mà chỉ có ngòi bút Nguyễn Tuân mới phát hiện cho người đọc thấy được những lăng cạnh gốc gác, như muôn vật trong trời đất, khác nhau mà lại dính líu với nhau. Những ngã năm, ngã tư, ngã bảy, người đi lại sinh ra đường cái và mọi sinh hoạt, làm ăn, đắp đổi, người hút thuốc lào thì có người bán đóm, phường chợ thì có người đóng đinh đế giày, ông bán hàng nước chè tươi, ông lão chữa giày dép với khách dừng chân.

(Trích: Tô Hoài, Cát bụi chân ai, NXB Hội Nhà văn, 2000, tr.7-10)

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: nghệ thuật kết hợp yếu tố phi hư cấu với trải nghiệm, thái độ của người viết hồi kí trong đoạn trích

b. Thân bài

b1. Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm và thể loại hồi kí

Tham khảo thông tin sau:

(1) Nhà văn Tô Hoài (1920 – 2014), là một trong những gương mặt nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Sáng tác của ông thể hiện vốn hiểu biết nhiều mặt về các lĩnh vực đời sống, đặc biệt là phong tục và sinh hoạt đời thường. Văn xuôi của Tô Hoài nổi bật ở lối kể chuyện tự nhiên, sinh động, nghệ thuật miêu tả giàu chất tạo hình, ngôn ngữ phong phú, đậm tính khẩu ngữ. Cát bụi chân ai là tác phẩm hồi kí, xuất bản năm 1992 của nhà văn Tô Hoài. Đây là hồi ức của tác giả về những chuyến đi thực tế của chính mình và của thế hệ nhà văn cùng thời. Qua cuốn hồi kí, Tô Hoài đã thể hiện tài lột tả chân dung của các văn nghệ sĩ và làm sống lại thực trạng của cả một thời đoạn lịch sử. (2) Hồi kí thuộc thể kí, là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả (“tôi” tác giả, không phải “tôi” hư cấu ở một số tiểu thuyết, truyện ngắn), kể về những sự kiện có thực trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến (Lại Nguyên Ân, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Văn học, 2016). Vì vậy, trong một tác phẩm hồi kí thường có yếu tố phi hư cấu (nhân vật, sự kiện của hiện thực) và yếu tố hư cấu (sự kiện, nhân vật trong trí nhớ, cảm xúc, tư tưởng của tác giả).

b2. Sự kết hợp của yếu tố phi hư cấu với trải nghiệm, thái độ của người viết được thể hiện trong văn bản

(1) Các ý kiến đánh giá về đời và văn của Nguyễn Tuân. Nhân vật mà tác giả lựa chọn để khắc hoạ chân dung trong những trang hồi kí này là nhà văn Nguyễn Tuân – một cây bút văn xuôi độc đáo, nổi tiếng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Yếu tố phi hư cấu nằm ở việc tác giả liệt kê ra các ý kiến đánh giá khác nhau về cuộc đời và sáng tác của nhân vật mà ông khắc hoạ: “Có người mê Nguyễn Tuân như điếu đổ, từng chữ. Có người chỉ lướt một đoạn đã không chịu được cái giọng khung khiêng, khệnh khạng”. Sau khi liệt kê các ý kiến, tác giả cũng đồng thời thể hiện thái độ, tình cảm về “cái chơi” độc đáo của Nguyễn Tuân: “Ô hay, người ta ra người ta thì người ta phải là người ta đã chứ”. (2) Chi tiết kể về các trang viết của Nguyễn Tuân về gian hàng quà ở chợ Đồng Xuân, Phố Phái, chi tiết Nguyễn Tuân lên chơi, gặp “ông cửa hàng trưởng Bôđêga, chủ nhà bàn, nhà bếp khách sạn Thống Nhất hay bác Chữ bán cháo gà gõ ống thổi làm phách hát ả đào hay nhà ông Ba trên Nghĩa Đô được trân trọng” vừa có yếu tố phi hư cấu (nhân vật, địa chỉ xác thực) vừa thể hiện trải nghiệm của Tô Hoài khi chứng kiến tình cảm người Hà Nội dành cho Nguyễn Tuân, đồng thời bộc lộ thái độ trân trọng, ngợi ca: “Những năm về sau, Nguyễn Tuân vẫn làm việc cho viết, khoắc khoải sự viết, mà không viết bao nhiêu”, “Phải đến Nguyễn Tuân viết ra thì cũng một vùng phố xá ấy mới thành tên gọi, mới thành Phố Phái” hay niềm cảm phục “Cái duyên ấy xưa này vẫn như một; chỉ có ngòi bút Nguyễn Tuân mới phát hiện cho người đọc thấy được những lăng cạnh gốc gác, như muôn vật trong trời đất, khác nhau mà lại dính líu với nhau”.

b3. Tác dụng của sự kết hợp giữa phi hư cấu và trải nghiệm, thái độ của người viết trong văn bản

(1) Đoạn trích đưa ra những địa chỉ, con người, những câu chuyện và hoàn cảnh có thật, tạo cho người đọc hình dung chân thật về cuộc đời, con người của nhà văn Nguyễn Tuân. Kết hợp các yếu tố phi hư cấu cùng trải nghiệm của tác giả khi chứng kiến tình cảm của người đọc dành cho Nguyễn Tuân hay cảm nhận về con người và sáng tác của Nguyễn Tuân sẽ tăng tính thuyết phục của văn bản. (2) Việc kết hợp giữa các yếu tố phi hư cấu với trải nghiệm, thái độ của tác giả tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về hình ảnh, đa dạng, phong phú về cảm xúc, tô đậm tính hình tượng, tính truyền cảm cho ngôn ngữ trong văn bản, cũng là tạo ra tính thẩm mĩ, sự sắc nét cho tác phẩm hồi kí. (3) Việc kết hợp giữa yếu tố phi hư cấu và trải nghiệm, thái độ trong văn bản hồi kí cho phép tác giả Tô Hoài đưa ra các suy nghĩ, đánh giá sâu sắc hơn về sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân không chỉ làm việc cho viết, khoắc khoải sự viết, những sáng tác của Nguyễn Tuân đã làm nên linh hồn của phố xá, muôn vật trời đất Hà Nội. (4) Kết hợp giữa hai yếu tố phi hư cấu và trải nghiệm, thái độ của người viết trong văn bản có thể tạo ra những ý tưởng và cách tiếp cận mới, mang đến cho độc giả một trải nghiệm đọc khác biệt và độc đáo.

c. Kết bài: Khẳng định lại nghệ thuật viết hồi kí của Tô Hoài trong đoạn trích: giọng văn sắc sảo, ngôn ngữ giàu hình ảnh, kết hợp linh hoạt giữa các yếu tố phi hư cấu với trải nghiệm, thái độ đã tạo nên một bức chân dung sống động, chân thực về nhân vật được nói tới – nhà văn Nguyễn Tuân. Điều này là nét đặc sắc của văn bản, làm nên sự thành công cho tập hồi kí Cát bụi chân ai của nhà văn Tô Hoài.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Văn bản phản ánh thông tin về vấn đề gì?

Xem đáp án » 28/09/2024 37

Câu 2:

Từ văn bản, anh/ chị suy nghĩ gì về hoạt động của chợ truyền thống trước sự xuất hiện và phát triển của các chợ trên mạng?

Xem đáp án » 28/09/2024 20

Câu 3:

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong nhan đề bài viết.

Xem đáp án » 28/09/2024 18

Câu 4:

Tác giả thể hiện thái độ như thế nào đối với vấn đề được nêu ra trong văn bản?

Xem đáp án » 28/09/2024 17

Câu 5:

Kể tên các chợ nổi nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long được nhắc đến trong văn bản.

Xem đáp án » 28/09/2024 16

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »