Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

17/07/2024 115

“Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước  Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình.  Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân  bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh  ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi  độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây  vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.  

Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân.  Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình  sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt  mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng loé lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương  Châu”. Bờ sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy  nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng  thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu  dàng đấy, rồi lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy”. 

(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12,

tập một, NXB Giáo dục Việt Nam).

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về sự độc đáo trong cách miêu  tả Sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà văn Nguyễn Tuân

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Phương pháp:  

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). 

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Cách giải: 

Yêu cầu hình thức: 

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không  mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 

Yêu cầu nội dung: 

I. Giới thiệu chung 

- Nguyễn Tuân là một cây bút tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Với phong cách nghệ thuật độc  đáo, tài hoa và uyên bác, các tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.

- Người lái đò Sông Đà được trích từ tập Tùy bút Sông Đà là kết quả của chuyến đi thực tế Nguyễn Tuân đến  với Tây Bắc. Tại đây, ông đã cảm nhận được thiên nhiên vừa dữ dội vừa trữ tình cùng với chất vàng mười  trong tâm hồn người dân nơi đây. 

- Khái quát vấn đề: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về sự độc  đáo trong cách miêu tả Sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà văn Nguyễn Tuân.  II. Phân tích 

1. Phân tích đoạn trích – Vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà. 

- Trước đó nhà văn đã khám phá và thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của Đà giang với cảnh đá bờ sông dựng  vách thành, những cái hút nước hay những trùng vi thạch trận trên mặt sông... ở phương diện này sông Đà  hiện lên như một thứ kẻ thù số 1 với tâm địa độc ác, nham hiểm luôn muốn tiêu diệt những người lái đò. Trong  đoạn văn này nhà văn tập trung thể hiện vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình độc đáo của con sông. 

- Từ điểm nhìn trên cao, Sông Đà có vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, yêu kiều.  

+ Sông Đà thướt tha, duyên dáng, đầy nữ tính như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc: Con Sông Đà tuôn dài  tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo  tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân…. 

+ Sông Đà có sự thay đổi kì diệu màu nước theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng: Mùa xuân – “dòng xanh  ngọc bích”; mùa thu – “nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ”.  

- Từ điểm nhìn gần hơn – điểm nhìn của một người đi rừng lâu ngày bất ngờ gặp lại con sông, Sông Đà gợi  cảm, Sông Đà “như một cố nhân”. 

+ Sông Đà lung linh, thơ mộng, mang đậm vẻ đẹp Đường Thi.  

+ Sông Đà gợi niềm vui, đem lại cảm giác “đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân” cho con người.  - Hình tượng Sông Đà được cảm nhận bằng ngôn ngữ tinh tế, giàu chất thơ; câu văn nhịp nhàng; hình ảnh bay  bổng, lãng mạn; sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh…tạo những liên tưởng độc đáo thú vị, làm nổi  bật vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông.  

- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của nhà văn. 

+ Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng độc đáo... 

+ Sử dụng từ láy gợi hình gợi cảm. 

+ Câu văn giàu nhịp điệu, ngôn ngữ trong sáng đậm chất thơ... 

2. Nhận xét nét độc đáo trong cách miêu tả sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà  văn Nguyễn Tuân. 

- Nhà văn nhìn Sông Đà không chỉ là một dòng sông tự nhiên, vô tri vô giác mà còn là một sinh thể có sự sống, có  tâm hồn, tình cảm. Với Nguyễn Tuân, sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung cũng là một tác phẩm  nghệ thuật vô song của tạo hóa. Vẻ đẹp của Sông Đà hòa quyện vào vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc nên càng trở nên  đặc biệt. … 

- Cách miêu tả độc đáo này cho thấy Nguyễn Tuân có sự gắn bó sâu nặng, tình yêu mến tha thiết đối với thiên  nhiên Tây Bắc, với quê hương đất nước, đồng thời cho thấy được ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm của ông...

III. Kết luận 

- Khái quát lại vấn đề. 

- Giá trị nội dung, nghệ thuật.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn  (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của mình về ý nghĩa của những điều bình dị tốt đẹp trong cuộc sống. 

Xem đáp án » 04/07/2023 158

Câu 2:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Chiếc vé tàu cũng hồi hộp như con 

khi con về với mẹ 

con lại ngồi vào chiếc chõng tre xưa 

nơi mẹ vẫn ngồi khâu cha thường chẻ lạt

bao xa cách lấp bằng trong chốc lát 

trăm cánh rừng về dưới giọt ranh thưa

xin mẹ lại cho con bắt đầu đi gánh nước

gánh bao nhiêu trong mát để dành 

xin mẹ lại cho con nấu bữa cơm mà không cần giấu khói

để con được cảm ơn ngọn lửa nhà ta 

ngọn lửa biết thay con tìm lời an ủi mẹ

vẫn chiếc dây phơi buộc ở đuôi kèo 

vẫn ở đó giờ cao hơn với mẹ 

con phơi áo nghe hai đầu dây kể 

thương quá những khi mưa con trai mẹ vắng nhà

chiến tranh đi qua mẹ con mình

hàng gạch lún giữa sân cơn mưa còn đọng nước.

hôm nay con trở về nhà 

chiếc vó nhện trên tường cũ vô cùng thân thuộc

với một người từng chịu nỗi cách xa 

họ chỉ cần đi ngược con đường đã làm nên xa cách

là có thể về với mẹ được ngay 

nhưng với một người lính như con 

muốn gặp mẹ phải vượt lên phía trước 

phải lách qua từng bước hiểm nghèo 

ở trên đó bất ngờ con gặp mẹ 

như con đang gặp mẹ bây giờ 

bước chân con chưa kín mảnh sân nhà 

phía biên giới lại những ngày súng nổ 

ngôi nhà mẹ là chiếc ga bé nhỏ 

chúng con đến và đi trong suốt cuộc đời mình.

(https://www.thivien.net/Hữu Thỉnh/Ngôi nhà của mẹ) 

Bài thơ được viết theo thể thơ nào?  

Xem đáp án » 04/07/2023 104

Câu 3:

Chỉ ra những hình ảnh gần gũi, thân thuộc nơi “ngôi nhà của mẹ” mà người con đã bồi hồi bắt  gặp trong những ngày trở lại.  

Xem đáp án » 04/07/2023 103

Câu 4:

Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ: Ngôi nhà mẹ là chiếc ga bé nhỏ/ Chúng con đến và đi  trong suốt cuộc đời mình. 

Xem đáp án » 04/07/2023 103

Câu 5:

Vì sao với một người lính như con Muốn gặp mẹ phải vượt lên phía trước? 

Xem đáp án » 04/07/2023 85

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »