Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh trình bày theo quan điểm cá nhân của mình, có lý giải.
Gợi ý:
Nhận xét hình ảnh dân tộc Việt Nam:
- Con người Việt Nam phải sống trong muôn vàn khó khăn, vất vả.
- Nhưng ở họ vẫn ngời sáng phẩm chất, tinh thần tốt đẹp: lòng biết ơn, sự kiên cường, lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.
-…
Trong Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu viết:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng,
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng,
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Việt Bắc - Tố Hữu, sách Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 111)
Anh/chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về lẽ sống ân nghĩa được thể hiện trong đoạn trích.
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tinh thần vượt khó trong cuộc sống.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
chính mẹ đẻ anh hùng và truyền thuyết
từ túp lều lợp lá lợp tranh
cắt cuống nhau bằng lưỡi liềm
bàn chân thô quanh năm bùn lấm
chưa một lần ướm qua sử sách
tập con bước vịn vào ca dao tục ngữ
dù uống nước đâu lòng vẫn nhớ nguồn
thương từ cái kiến con ong
tím ruột bầm gan thù bọn ác.
dân tộc tôi khi đứng dậy làm người
là đứng theo dáng mẹ
“đòn gánh tre chín dạn hai vai”
mùa hạ giớ Lào quăng quật
mùa đông sắt se gió bấc
dân tộc tôi khi đứng dậy làm người
mồ hôi vã một trời sao trên đất
trời sao lặn hóa thành muôn mạch nước
chảy ầm ầm chảy dọc thời gian.
(Trích Những người đi tới biển, Thanh Thảo, NXB Quân đội Nhân dân, 2004, tr.53-54)
Xác định thể thơ của đoạn trích
Nêu nội dung của hai dòng thơ:
tập con bước vịn vào ca dao tục ngữ
dù uống nước đâu lòng vẫn nhớ nguồn
Chỉ ra những từ ngữ diễn tả đời sống nghèo khó, vất vả của người mẹ trong đoạn thơ:
chính mẹ đẻ anh hùng và truyền thuyết
từ túp lều lợp lá lợp tranh
cắt cuống nhau bằng lưỡi liềm
bàn chân thô quanh năm bùn lấm
chưa một lần ướm qua sử sách