Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức) đều được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol. Đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 0,425 mol. Mặt khác, m gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 28,6 gam hai ancol và hỗn hợp T gồm hai muối. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,25 mol O2, thu được CO2, 0,35 mol Na2CO3 và 0,15 mol H2O. Khối lượng của X trong m gam E là
nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,7 —> nO(T) = 1,4
Bảo toàn O —> nCO2 = 0,35
—> nC(T) = nNa2CO3 + nCO2 = 0,7
—> T có nC = nNa —> T gồm HCOONa (0,3) và (COONa)2 (0,2)
(Bảo toàn H tính nHCOONa rồi bảo toàn Na tính n(COONa)2)
Bảo toàn khối lượng —> mE = 47,8
Đốt E tạo nCO2 = u và nH2O = v —> u – v = 0,425
mE = 12u + 2v + 1,4.16 = 47,8
—> u = 1,875; v = 1,45
Bảo toàn C —> nC(Ancol) = 1,175
Bảo toàn H —> nH(Ancol) = 3,3
—> nAncol = nH/2 – nC = 0,475
Trong 2 ancol phải có 1 ancol đơn chức; ancol còn lại 2 chức hoặc 3 chức.
TH1: Ancol gồm AOH (0,25) và B(OH)2 (0,225) (Bấm hệ nAncol và nO để tính số mol)
nC(Ancol) = 0,25CA + 0,225CB = 1,175
—> 10CA + 9CB = 47 —> CA = 2 và CB = 3 là nghiệm duy nhất.
Ancol gồm C2H5OH (0,25) và C3H6(OH)2 (0,225).
X là HCOOC2H5: 0,05 mol
Z là HCOO-C3H6-OOC-COO-C2H5: 0,2 mol
Vì nC3H6(OH)2 > n(COONa)2 nên Y là (HCOO)2C3H6: 0,025 mol
—> mX = 3,7 gam
(Lưu ý: Tính trước nY = nC3H6(OH)2 – n(COONa)2, từ đó tính nX và nZ)
TH2: Ancol gồm AOH (0,3625) và B(OH)3 (0,1125) (Bấm hệ nAncol và nO để tính số mol)
Loại ngay trường hợp này vì nHCOONa = 0,3 không đủ để kết hợp với nB(OH)3 = 0,1125.
Chọn D
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X thu được 6,72 lít khí CO2 và 5,4 gam H2O. Công thức phân tử của X là
Cho dung dịch chứa 0,08 mol alanin vào 100 ml dung dịch NaOH 0,2M thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl xM thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Cho 3,6 kim loại Mg vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm FeSO4 2M và CuSO4 1M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
Đốt cháy hoàn toàn 6,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg bằng lượng dư khí O2, thu được 12,2 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Thể tích (lít) khí O2 đã tham gia phản ứng là
Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thể tích khí H2 thu được sau phản ứng là
Khí thải của một số nhà máy có chứa khí sunfurơ gây ô nhiễm không khí. Công thức của khí sunfurơ là