Hãy nhận xét tình cảm của người cha đối với con được thể hiện trong bài thơ.
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh tự trình bày theo quan điểm cá nhân, có lý giải.
Gợi ý:
Tình cảm của người cha đối với con:
- Người cha rất yêu thương đứa con của mình.
- Ông mong muốn con mình lớn lên sẽ trở thành một người giàu lòng trắc ẩn, một người có ích cho cuộc sống.
Cảm nhận về hình tượng sông Hương trong đoạn trích sau:
Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc trên sân khẩu nhà hát. Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya. Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này với một phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều. Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân giả, chơi đàn hết nia thế kỷ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiều: "Trong như tiếng hạc bay qua – Đục như tiếng suối mới sa nữa với "... Đến câu ấy, người nghệ nhân chợt nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên: “Đó chính là Tứ đại cảnh! Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hưởng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khỏi, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cũ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trưởng đình. Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phủ sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hoả nó lên, tôi gọi đây là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông Hương đã chỉ tình trở lại tìm Kim Trạng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: "Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ... ". Lời thể ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm long người dân nơi Châu Hoa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường,
Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.200-201)
Từ đó, nhận xét cái tôi trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện qua đoạn trích.
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ với việc bảo vệ thiên nhiên trong bối cảnh hiện nay.
Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ:
bố chỉ mong trái tim con đừng bao giờ lạc lõng
trước mọi vui buồn bất hạnh của thời con ?
Chỉ ra những hình ảnh trong bài thơ cho thấy thiên nhiên đang bị hủy diệt.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Bây giờ con ở đây
từng khóm lá xanh đang lặng lẽ nép trong vườn
bàn chân con chưa để dấu muôn nơi
những cánh hoa tay con chưa chạm tới
trong mắt con trời xanh yên ả
những đám mây như gấu trắng bồng bềnh.
Bây giờ con ở đây
khi những cảnh rừng già châu Phi bốc cháy
voi chạy về châu Âu chết cóng giữa mùa đông
khi hàng triệu con chim rời xứ lạnh bay về xứ nóng
kiệt sức rồi phải lao xuống biển sâu.
Hôm nay con học đi
ông hàng xóm chống gậy ra vườn lê từng bước nặng nề
hôm nay con học nói
bà hàng xóm thều thào với chồng về một miền quê thời tuổi trẻ.
Mai ngày con lớn lên
bố không biết những điều con sẽ nghĩ
bố không biết những con voi còn chết cóng phía trời xa
bố không biết những đàn chim còn bay về xứ nóng?...
bố chỉ mong trái tim con đừng bao giờ lạc lõng
trước mọi vui buồn bất hạnh của thời con.
(Viết cho con - Trương Đăng Dung, Những kỷ niệm tưởng tượng, tác phẩm và dư luận, NXB Văn học, Hà Nội, 2014; tr.76-78)
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.