Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Nhận xét về lẽ sống của tác giả trong đoạn trích:
- Đoạn thơ là lời tuyên ngôn về lẽ sống: yêu thương và cống hiến; hành động, nhận thức và làm chủ cuộc đời; chủ động dấn thân, nhập cuộc…
- Thái độ sống đúng đắn, tích cực của một trái tim yêu đời tha thiết; chiến thắng nỗi sợ thời gian bằng lí tưởng sống nhiệt huyết.
Nêu nội dung của hai dòng thơ sau:
Ta biến thành con tàu, thành tấm vé
Những ban mai lên đường.
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề sống là hành động.
Trong tác phẩm Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân viết:
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.
Bà cụ Tứ chợt thấy con giai đã dậy, bà lão nhẹ nhàng bảo nàng dâu:
- Anh ấy dậy rồi đấy. Con đi dọn cơm ăn chẳng muộn.
- Vâng.
Người đàn bà lẳng lặng đi vào trong bếp. Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh. Không biết có phải vì mới làm dâu mà thị tu chí làm ăn không? Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp nhà cửa cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn. Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:
- Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...
Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế.
(Ngữ Văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.30-31)
Anh/Chị hãy phân tích vẻ đẹp tâm hồn người nông dân trong đoạn trích trên; từ đó, liên hệ tới chi tiết xuất hiện trong óc Tràng ở cuối truyện để rút ra nhận xét về cách nhìn cuộc sống và con người của nhà văn Kim Lân.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Kim đồng hồ tích tắc, tích tắc
Hai tiếng động nhỏ bé kia
Hơn mọi ầm ào gầm thét
Là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người
Đó là thời gian
Nó báo hiệu mỗi giây phút đi qua không trở lại
Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối
Nhưng anh, anh chẳng sợ nó đâu
Thời gian – đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau
Thời gian – đó là chiều dày những trang ta viết
Bây giờ anh mới hiểu hết câu nói trong kịch Sexpia:
“Tồn tại hay không tồn tại”
Không có nghĩa là sống hay không sống
Mà là hành động hay không hành động
Nhận thức hay không nhận thức
Tác động vào cuộc đời hay quay lưng lại nó?
Anh không băn khoăn mình có tài hay kém tài, thành công hay thất bại
Chỉ day dứt một điều: Làm sao với những sự vật bình thường
Những ngày tháng bình thường
Như chiếc hộp con, như tờ lịch trên tường
Ta biến thành con tàu, thành tấm vé
Những ban mai lên đường.
(Cho Quỳnh những ngày xa - Lưu Quang Vũ, NXB Hội nhà văn, 2010)
Trong văn bản, nhân vật trữ tình anh hiểu câu nói “Tồn tại hay không tồn tại” trong kịch Sexpia là gì?
Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau:
Thời gian - đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau
Thời gian - đó là chiều dày những trang ta viết