Từ nội dung của phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự trưởng thành.
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về cách làm một đoạn nghị luận xã hội.
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của sự trưởng thành.
2. Bàn luận.
- Trưởng thành là lớn lên về thể xác và tâm hồn, là sự thành công trong cuộc sống.
- Có trưởng thành chúng ta mới trở thành người con có hiếu, có ích cho bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội.
- Cách để mỗi người trưởng thành : học tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng, tu dưỡng đạo đức,...
- Phê phán những người không trưởng thành.
3. Tổng kết vấn đề.
Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa.Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.
[...] Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi.Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp,và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cách tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.
Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.
(Trích “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài, SGK Ngữ Văn 12 tập 2, tr4-6, NXB Giáo Dục, 2017)
Anh/ chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó làm rõ giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(Mẹ và quả,Nguyễn Khoa Điềm,NXB Văn học 2012)
Hình ảnh quả trong bài thơ biểu tượng cho điều gì?
Chỉ ra hiệu quả của phép tu từ so sánh trong hai dòng thơ
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Bài thơ gợi cho em suy nghĩ nào về người mẹ? Giải thích rõ suy nghĩ đó.