Những năm gần đây vùng Đông bằng sông Cửu Long của nước ta thường xuyên bị nhiễm mặn do biến đổi khí hậu làm nước biển dâng. Nhằm tìm kiếm các loài thực vật phù hợp cho sản xuất, các nhà khoa học đã tiến hành các thử nghiệm trên hai loài thực vật đầm lầy (loài A và loài B) ở vùng này. Để nghiên cứu ảnh hưởng của nước biển tới hai loài này, chúng được trồng trong đầm nước mặn và đầm nước ngọt. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở sơ đồ dưới đây: Khi nói về 2 loài này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Loài A chịu mặn kém hơn loài B.
(2) Trong cùng một độ mặn, loài B có sinh khối cao hơn loài
(3) Trong tương lai nước biển dâng loài A sẽ trở nên phổ biến hơn loài A.
(4) Cả 2 loài A và B đều là sinh trưởng tốt trong điều kiện nước ngọt.
Phương pháp:
Phân tích biểu đồ, chú ý tới sự thay đổi của sinh khối ở các độ mặn khác nhau.
Cách giải:
(1) sai, vì loài A chịu mặn tốt hơn loài B. Trong giới hạn độ muối 60% – 80‰, loài A vẫn còn mặc dù sinh khối thấp hơn, trong khi đó loài B bị chết.
(2) sai. Trong cùng một độ mặn, loài B có sinh khối thấp hơn loài A.
(3) đúng, vì trong tương lai nước biển dâng, độ mặn tăng lên thì loài A sẽ trở lên phổ biến hơn nhờ khả năng chịu mặn tốt hơn loài B.
(4) đúng vì cả 2 loài càng sinh trưởng tốt hơn trong điều kiện nước có độ mặn càng thấp.
Chọn C.
Hình bên mô tả sự biến động các chỉ số trong một thuỷ vực. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
I. Nhiệt độ môi trường biến động tương ứng với sự biến động ánh sáng ở phần lớn thời gian.
II. Sản lượng thực vật phù du cao nhất vào khoảng tháng 4, sản lượng động vật phù du cao nhất vào khoảng tháng 6.
III. Ánh sáng và nhiệt độ càng cao thì sản lượng thực vật phù du càng lớn.
IV. Chất dinh dưỡng và động vật phù du có thể là các nhân tố làm giảm sút thực vật phù du vào giai đoạn tháng 5-6.
Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tần số kiểu gen đồng hợp lặn bằng tần số kiểu gen đồng hợp trội. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu không có đột biến, không có di – nhập gen thì quần thể không xuất hiện alen mới.
(2) Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên theo hướng chống lại kiểu gen dị hợp mà không chống lại kiểu gen đồng hợp thì cấu trúc di truyền sẽ không bị thay đổi.
(3) Nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị suy giảm.
(4). Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị thay đổi.
Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các loài động vật ăn thực vật đều được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1.
II. Bậc dinh dưỡng cấp 1 thường có tổng sinh khối lớn nhất.
III. Tất cả các loài ăn sinh vật sản xuất đều được xếp vào động vật tiêu thụ bậc 1.
IV. Mỗi bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài sinh vật.
Một loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, sinh sản của loài cá lớn. Loài cá ép sau khi bám lên cá lớn thì tạo nên các khe hở để ba loài vi sinh vật khác bám lên và sinh sống nhưng không gây bệnh cho các loài tham gia. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ giữa cá ép với các loài vi sinh vật là quan hệ kí sinh.
II. Mối quan hệ giữa tất cả các loài nói trên đều là quan hệ hỗ trợ khác loài.
III. Mối quan hệ giữa tất cả các loài nói trên đều là quan hệ hội sinh.
IV. Nếu loài cá ép tách khỏi cá lớn thì các loài vi sinh vật sẽ tách ra khỏi cá lớn
Một quần thể ngẫu phối đang cân bằng có tần số các alen gồm 0,2A1, 0,5A2, và 0,3A3.
Theo lý thuyết, tỉ lệ cá thể dị hợp trong quần thể là