Vùng biển và thềm lục địa ở nước ta có thế mạnh nào sau đây để phát triển giao thông vận tải biển?
A. Nhiều thủy sản có giá trị, giàu muối.
B. Có nhiều vũng và vịnh biển nước sâu.
C. Giàu tài nguyên dầu khí và thủy triều.
D. Nhiều bãi tắm, đảo có phong cảnh đẹp.
Đáp án đúng là: B
Vùng biển và thềm lục địa của nước ta thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển.
- Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản và làm muối: Có nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, với trữ lượng tương đối lớn (tôm hùm, đồi mồi, yến sào,...), nghề làm muối có nhiều điều kiện để phát triển, nhất là vùng ven biển Nam Trung Bộ.
- Giao thông vận tải biển: Có nhiều vũng, vịnh để xây dựng các cảng nước sâu như cảng Cái Lân, cảng Chân Mây, cảng Vân Phong,...
- Khai thác năng lượng: Có tiềm năng về dầu khí; năng lượng gió, thuỷ triều.
- Du lịch biển: Có nhiều bãi tắm đẹp (Sầm Sơn, Thiên Cầm, Mỹ Khê, Nha Trang,...); nhiều đảo có phong cảnh đẹp, không khí trong lành (Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc,...).
Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn nào dưới đây?
Nước mưa hòa tan với đá vôi tạo nên dạng địa hình đặc trưng nào sau đây?
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm chung của địa hình nước ta?
Địa hình nước ta có tính chất phân bậc khá rõ rệt. Điều này được thể hiện thông qua việc
Ở đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi không phổ biến loại rừng nào sau đây?
Địa điểm nào sau đây ở vùng núi có điều kiện phát triển mạnh du lịch?
Hoạt động kinh tế nào sau đây là thế mạnh ở vùng biển và thềm lục địa?
“Cao nguyên badan xếp tầng” phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi nào của nước ta?
Ở vùng đồi núi nước ta có địa hình chia cắt phức tạp nên gây khó khăn cho