Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 3 (có đáp án): Sông ngòi và cảnh quan châu Á
-
6105 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
10 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đặc điểm sông ngòi châu Á là
Đáp án: D.
Giải thích: Bài 3 SGK trang 10; 11 Địa lí 8.
Câu 2:
Vùng có hệ thống sông ngòi thưa và kém phát triển là
Đáp án: D.
Giải thích: Tây Nam Á và Trung Á là khu vực có khí hậu lục địa ít mưa nên sông ngòi thưa và kém phát triển.
Câu 3:
Các sông lớn ở vùng Bắc Á có hướng chảy chủ yếu là
Đáp án: C.
Giải thích: Các sông ngòi ở Bắc Á hầu hết bắt nguồn từ vùng núi và cao nguyên ở nội địa chảy theo hướng từ nam lên bắc đổ ra Bắc Băng Dương.
Câu 4:
Lũ băng của sông ngòi Bắc Á vào mùa nào sau đây?
Đáp án: A.
Giải thích: Các sông ngòi ở Bắc Á, về mùa đông nước sông bị đóng băng, mùa xuân băng tuyết tan mực nước sông lên nhanh thường xảy ra lũ băng.
Câu 5:
Mùa cạn của sông ngòi Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á vào
Đáp án: A.
Giải thích: Các sông ngòi ở Bắc Á, về mùa đông nước sông bị đóng băng, mùa xuân băng tuyết tan mực nước sông lên nhanh thường xảy ra lũ băng.
Câu 6:
Chế độ nước sông ở Tây Nam Á và Trung Á có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án: B.
Giải thích: Các sông ngòi ở Tây Nam Á và Trung Á có nguồn cung cấp nước là băng tuyết tan ra từ núi cao nên lưu lượng nước sông càn về hạ lưu càng giảm. một số con sông nhỏ bị “chết” trong các hoang mạc.
Câu 7:
Châu Á có bao nhiêu đới cảnh quan?
Đáp án: B.
Giải thích: Châu Á có 10 đới cảnh quan. Lược đồ trang 11 SGK Địa lí lớp 8.
Câu 8:
Rừng nhiệt đới ẩm ở châu Á phân bố ở
Đáp án: A.
Giải thích: Rừng nhiệt đới ẩm phân bố ở Đông Nam Á và Nam Á.
Câu 9:
Đới cảnh quan chủ yếu của vùng Tây Nam Á và Trung Á là
Đáp án: C.
Giải thích: Các sông ngòi ở Tây Nam Á và Trung Á có khí hậu lục địa lượng mưa rất thấp nên hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.
Câu 10:
Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lũ,… thường xảy ra ở
Đáp án: D.
Giải thích: Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lũ… thường xảy ra ở vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.
Câu 11:
Ý nghĩa tự nhiên của các con sông lớn ở châu Á là
Giải thích: Ý nghĩa tự nhiên của các con sông lớn ở châu Á là cung cấp phù sa bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn ở vùng hạ lưu sông. Ví dụ: Đồng bằng Hoa Bắc hình thành do phù sa sông Hoàng Hà bồi đắp, đồng bằng Ấn – Hằng hình thành do phù sa hệ thống sông Ấn – Hằng,...
Đáp án: D
Câu 12:
Nguyên nhân nào quan trọng nhất làm cho châu Á có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn?
Giải thích: Các đồng bằng rộng lớn ở châu Á như: Đồng bằng Hoa Bắc, đồng bằng Ấn – Hằng,... đều là các đồng bằng châu thổ được hình thành từ các hệ thống sông lớn => Nguyên nhân quan trọng nhất hình thành nên các đồng bằng châu Á là do sự bồi đắp phù sa của các hệ thống sông lớn.
Đáp án: A
Câu 13:
Sông ngòi ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á có chế độ nước theo mùa, nguyên nhân chủ yếu là do
Giải thích: Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với hoạt động của gió mùa mùa hạ đem lại lượng mưa lớn, nguồn cung cấp nước cho các sông ở đây là nước mưa. Do vậy lượng mưa phân hóa theo mùa nên chế độ nước sông cũng theo mùa, sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
Đáp án: A
Câu 14:
Sông ngòi ở khu vực Tây Nam Á và Nam Á kém phát triển, nguyên nhân chủ yếu là do
Giải thích: Khu vực Tây Nam Á và Nam Á nằm trong đới khí hậu lục địa khô hạn, do đó lượng nước mưa hàng năm ở khu vực này rất thấp chỉ khoảng dưới 300m do đó nguồn cung cấp nước từ nước mưa không đáng kể, cảnh quan hoang mạc chiếm diện tích lớn nên nhiều sông khi chảy vào vùng này thì bị “chết”, tất cả những điều đó đã làm cho sông ngòi ở Tây Nam Á và Nam Á kém phát triển.
Đáp án: B
Câu 15:
Cảnh quan núi cao xuất hiện ở khu vực sơn nguyên Tây Tạng là do
Giải thích: Sơn nguyên Tây Tạng là khu vực núi cao và độ sộ nhất ở châu Á với độ cao trung bình trên 4000m, có nhiều nơi độ cao trên 5000m. Do vậy, trên các đỉnh núi nhiệt độ hạ thấp, băng tuyết bao phủ, quá trình hình thành đất rất hạn chế, sinh vật nghèo nàn và khó phát triển, chỉ xuất hiện một số loài đặc trưng của vùng núi cao.
Đáp án: B
Câu 16:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho khu vực Tây Nam Á nằm gần biển nhưng lại phát triển cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc là do
Giải thích: Vùng Tây Nam Á nằm ở rìa của áp cao cận nhiệt nên bị thống trị bởi gió tây bắc (thực chất là gió Tín phong) gây nên thời tiết khô nóng, ít mưa do vậy mới hình thành nên một vùng hoang mạc, bán hoang mạc rộng lớn ở Tây Nam Á.
Đáp án: B
Câu 17:
Vào mùa xuân, vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi xảy ra lũ lớn do
Giải thích: Hiện tượng lũ lớn xảy ra vào mùa xuân ở vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi do: Sông Ô-bi có hướng chảy từ Nam lên Bắc, vào mùa đông nhiệt độ hạ thấp nên dòng sông bị đóng băng, mùa xuân nhiệt độ tăng cao hơn -> băng bắt đầu tan ra.
- Phần thượng lưu ở phía nam (vĩ độ thấp) có mùa xuân đến sớm hơn nên băng tan trước, nước chảy dồn xuống vùng trung và hạ lưu ở phía bắc.
- Phía bắc (vùng trung và hạ lưu) ở vĩ độ cao, nhiệt độ chưa tăng cao nên nước vẫn đóng băng, nước từ thượng nguồn dồn về không thoát được ra biển, tràn xa xung gây nên lũ lớn gọi là hiện tượng lũ băng.
Đáp án: B
Câu 18:
Nguyên nhân khiến vùng hạ lưu sông Hồng ở Việt Nam có lũ lớn vào thời kì cuối hạ là do
Giải thích: Hiện tượng lũ lớn xảy ra vào thời kì cuối hạ ở hạ lưu sông Hồng tại Việt Nam là do khu vực này nằm trong đới khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Trong năm có phân hóa rõ rệt thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa (chiếm hơn 70% lượng mưa cả năm) cũng là thời kì mùa hạ ở Bắc bán cầu, trong đó đỉnh mưa thường rơi vào giữa mùa hạ. Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các sông ở khu vực này nên lũ lớn nhất thường sẽ chậm hơn đỉnh mưa khoảng 1 tháng.
Đáp án: A