Trắc nghiệm Địa 8 CTST Bài 12: Sử dụng hợp lí tài nguyên đất có đáp án
-
216 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các loại cây công nghiệp lâu năm phù hợp với loại đất nào dưới đây?
Đáp án đúng là: B
Đất feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,... cây dược liệu như quế, hồi, sâm...
Câu 2:
Trong nông nghiệp, đất feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng loại cây nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Trong nông nghiệp đất feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,... cây dược liệu như quế, hồi, sâm... Ngoài ra, đất feralit cũng thích hợp để trồng các loại cây ăn quả như bưởi, cam, vải, xoài, nhãn, sầu riêng, chôm chôm…
Câu 3:
Các hợp chất oxit sắt và oxit nhôm thường tích tụ thành kết von là do
Đáp án đúng là: C
Do bị rửa trôi mạnh nên các hợp chất oxit sắt và oxit nhôm thường tích tụ thành kết von hoặc đá ong, nằm cách mặt đất khoảng 0,5 - 1m.
Câu 4:
Ở những nơi đất có độ dốc nhỏ có thể trồng kết hợp những cây nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Ở những nơi có độ dốc nhỏ, có thể kết hợp trồng cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và cây lương thực.
Câu 5:
Trong nông nghiệp, đất phù sa thích hợp phát triển các loại cây nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Trong nông nghiệp nhóm đất phù hợp cho sản xuất cây lương thực (lúa, ngô,...), cây công nghiệp hàng năm (dâu tằm, thuốc lá, bông, đậu tương,...) và cây ăn quả.
Câu 6:
Đất phèn có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Đất phèn là loại đất hình thành ở những vùng trũng nước lâu ngày; đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.
Câu 7:
Đất phù sa sông không có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Đất phù sa sông, điển hình là đất phù sa của sông Hồng và sông Cửu Long là loại đất phù sa trung tính, ít chua; đất có màu nâu, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng.
Câu 8:
Loại cây nào sau đây ít được trồng ở khu vực có đất phù sa?
Đáp án đúng là: A
Đối với sản xuất nông nghiệp: đất phù sa ở nước ta có độ phì cao, thích hợp với trồng lúa và các cây lương thực khác, cây công nghiệp hàng năm, rau và hoa màu... Cây lâu năm thường được trồng ở khu vực có đất feralit, đặc biệt là đất feralit hình thành trên đá badan.
Câu 9:
Khu vực nào sau đây không phải nơi thuận lợi để nuôi trồng thủy sản?
Đáp án đúng là: C
Ở những khu vực ngập mặn ven biển, các bãi triều và vùng cửa sông là địa bàn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản khác nhau.
Câu 10:
“Đất bị chua, nghèo dinh dưỡng” là đặc điểm chủ yếu của loại đất nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Đất phèn là loại đất hình thành ở những vùng trũng nước lâu ngày; đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.
Câu 11:
“Đất chua, nghèo các chất badơ và mùn” là đặc điểm chủ yếu của loại đất nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Đất feralit ở nước ta có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ thoát nước. Đất thường có màu đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm. Trong nhóm đất feralit, ngoại trừ đất feralit hình thành trên đá badan giàu chất dinh dưỡng và tơi xốp, phần lớn nhóm đất này có đặc điểm chua, nghèo các chất badơ và mùn.
Câu 12:
Đất bị rửa trôi, xói mòn chiếm diện tích lớn ở các vùng đồi núi do
Đáp án đúng là: A
Đất bị rửa trôi, xói mòn chiếm diện tích lớn ở các vùng đồi núi do nạn phá rừng, vì vậy, đất không còn độ phì, chất dinh dưỡng cho thực vật phát triển, đất khó phục hồi.
Câu 13:
Diện tích đất bị thoái hoá ở Việt Nam khoảng
Đáp án đúng là: C
Diện tích đất bị thoái hoá ở Việt Nam khoảng 10 triệu ha, chiếm khoảng 30% diện tích cả nước.
Câu 14:
Ở nước ta, vùng nào sau đây có nguy cơ hoang mạc hóa cao nhất?
Đáp án đúng là: A
Nhiều diện tích đất ở trung du và miền núi bị rửa trôi, xói mòn, bạc màu, trở nên khô cằn, nghèo dinh dưỡng; nguy cơ hoang mạc hoá có thể xảy ra ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 15:
Đất ở khu vực nào sau đây của nước ta dễ nhiễm mặn, nhiễm phèn?
Đáp án đúng là: B
Đất ở nhiều vùng cửa sông, ven biển bị suy thoái do nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng. Diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng ngày càng tăng.