Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 19: (có đáp án) Địa hình với tác động của nội, ngoại lực (phần 2)
Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 19: (có đáp án) Địa hình với tác động của nội, ngoại lực (phần 2)
-
835 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
22 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Trên thế giới có mấy mảng kiến tạo lớn?
Giải thích: Trên thế giới có 7 mảng kiến tạo lớn: mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Phi, Á-Âu, Nam Cực, Ấn Độ và mảng Thái Bình Dương.
Đáp án: B
Câu 3:
Ranh giới giữa các mảng kiến tạo là nơi thường xuyên xảy ra hiện tượng nào sau đây?
Giải thích: Các mảng kiến tạo không đứng yên mà di chuyển, xô vào hoặc tách xa nhau. Ranh giới giữa các mảng kiến tạo vật chất không ổn định, thường xảy ra hiện tượng núi lửa, động đất.
Đáp án: B
Câu 4:
Hiện tượng nào dưới đây do nội lực gây ra?
Giải thích: Vận động nâng lên - hạ xuống của nội lực làm các lớp đá bị xô lệch, đứt gãy.
Đáp án: A
Câu 5:
Đồng bằng châu thổ là kết quả của quá trình ngoại lực nào?
Giải thích: Khi mưa lớn rửa trôi các chất mùn trên bề mặt đất, lớp đất này theo dòng chảy nước ra sông ngòi -> cuối cùng được bồi lắng ở hai bên bờ sông hoặc vùng cửa sông hình thành nên các bãi bồi, vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn.
Ví dụ: Sông Hồng hình thành nên đồng bằng sông Hồng, sông Tiền – sông Hậu hình thành nên đồng bằng sông Cửu Long.
=> Đồng bằng châu thổ là kết quả do sự bồi đắp phù sa của dòng chảy sông ngòi ở vùng hạ lưu sông.
Đáp án: B
Câu 6:
Trong số các mảng kiến tạo lớn trên Trái Đất, mảng đại dương duy nhất là
Giải thích: Trong số các mảng kiến tạo lớn trên Trái Đất, mảng đại dương duy nhất là mảng Thái Bình Dương.
Đáp án: A
Câu 7:
Nơi 2 mảng kiến tạo xô vào nhau thường để lại kết quả nào sau đây?
Giải thích: Nơi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, vật chất bị nén ép, đẩy lên cao hình thành nên các dãy núi lớn. Ví dụ: dãy Hi-ma-lay-a, dãy An-đet, Cooc-đi-e.
Đáp án: A
Câu 8:
Nội lực và ngoại lực có mối quan hệ với nhau như thế nào sau đây?
Giải thích:
- Nội lực sinh ra trong lòng Trái Đất, kết quả hình thành nên những ngọn núi cao, làm nâng cao bề mặt địa hình. Ví dụ: hình thành các dãy núi Himalaya, dãy An-đet,…
- Ngoại lực do tác động của gió, dòng chảy nước, sinh vật… có vai trò phá hủy, bào mòn san lấp bề mặt địa hình. Ví dụ: sông bồi đắp phù sa tạo nên các vùng đồng bằng rộng lớn, gió bào mòn địa hình, phá hủy đá…
=> Nội lực và ngoại lực xảy ra đồng thời trên bề mặt Trái Đất song tác động ngược nhau, làm bề mặt trở nên đa dạng. Hiện nay trên Trái Đất vẫn diễn ra các trận động đất, phun trào núi lửa cũng như quá trình bồi đắp mở rộng các đồng bằng về phía biển.
Đáp án: D
Câu 9:
Nấm đá là kết quả tạo thành do
Giải thích: Ở vùng hoang mạc, gió thổi mạnh mang theo những hạt bụi cát, khi tác động vào các tảng đá sẽ tạo nên lực ma sát làm bào mòn đá thành những cột nấm.
Đáp án: A
Câu 10:
Dãy núi Hi-ma-lay-a thuộc châu Á là dãy núi cao nhất thế giới, là kết quả do sự va chạm của 2 mảng kiến tạo lớn là
Giải thích: Dãy Hi-ma-lay-a nằm ở phía bắc của Nam Á. Quan sát lược đồ các mảng kiến tạo, xác định được dãy Hi-ma-lay-a hình thành do kết quả của hai mảng lục địa Ấu – Á và Ấn Độ xô vào nhau. Tại vị trí tiếp xúc, lớp vật chất bị nén ép đẩy lên cao và hình thành nên dãy núi cao.
Đáp án: B
Câu 11:
Khu vực tập trung nhiều núi lửa hoạt động trên thế giới là
Giải thích: Khu vực tập trung nhiều núi lửa hoạt động nhất trên thế giới là: Vành đai lửa Thái Bình Dương. Tại khu vực này:
- Ở bờ phía đông: mảng Thái Bình Dương xô ép vào các mảng lục địa Ấn Độ, Á – Âu.
- Bờ phía tây: mảng Thái Bình Dương xô ép vào mảng lục địa Bắc Mĩ, mảng Nam Cực và mảng Na-za xô ép vào mảng lục địa Nam Mĩ.
=> Tại vị trí tiếp xúc của các địa mảng này đã hình thành nên vành đai lửa Thái Bình Dương kéo dài gần 40.000 km2 với hàng trăm ngọn núi lửa, các trận động đất xảy ra thường xuyên. Khoảng 90% trận động đất, núi lửa trên thế giới xảy ra ở khu vực này.
Đáp án: B
Câu 12:
Trong Tân kiến tạo, vận động tạo núi An-pơ – Hi-ma-lay-a tác động mạnh nhất lên khu vực địa hình nào của nước ta?
Giải thích: Vận động tạo núi An-pơ – Hi-ma-lay-a diễn ra ở khu vực tiếp xúc giữa hai mảng kiến tạo Á-Âu và Ấn Độ (ngày nay là khu vực vùng núi Hi-ma-lay-a ở phía Bắc của Nam Á) => Nước ta nằm ở rìa phía Đông Nam của vận động tạo núi An-pơ – Hi-ma-lay-a => do vậy vùng núi Tây Bắc nước ta là khu vực chịu tác động mạnh nhất của vận động tạo núi, làm cho địa hình Tây Bắc được nâng cao rõ rệt (khu vực có địa hình cao đồ sộ nhất cả nước), cho đến nay các hoạt động kiến tạo vẫn tiếp diễn nhưng với cường độ nhẹ hơn (chủ yếu là dư chấn).
Đáp án: A