Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 3: (có đáp án) Sông ngòi và cảnh quan châu Á (phần 2)
Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 3: (có đáp án) Sông ngòi và cảnh quan châu Á (phần 2)
-
1796 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
35 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các sông lớn ở Đông Á đổ vào biển và đại dương nào?
Giải thích: Các sông lớn ở Đông Á xuất phát từ sơn nguyên Tây Tạng, đổ vào Thái Bình Dương. Ví dụ: sông Trường Giang, Hoàng Hà, A-mua.
Đáp án: B
Câu 2:
Các sông lớn ở Đông Á được bắt nguồn từ đâu?
Giải thích: Các sông lớn ở Đông Á bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng ở phía Tây. Ví dụ: sông Hoàng Hà, Trường Giang.
Đáp án: B
Câu 3:
Chế độ nước sông theo mùa, sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân. Đây là đặc điểm của sông ngòi thuộc khu vực nào sau đây?
Giải thích: Khu vực Đông Nam Á có chế độ mưa theo mùa nên chế độ nước sông theo mùa, sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
Đáp án: C
Câu 4:
Lũ ở sông ngòi khu vực Đông Nam Á diễn ra vào mùa nào?
Giải thích: Khu vực Đông Nam Á có chế độ nước sông theo mùa, sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân. Khu vực này hàng năm nhận được lượng mưa lớn do đó có lưu lượng dòng chảy lớn.
Đáp án: B
Câu 5:
Ở châu Á, khu vực có mạng lưới sông ngòi kém phát triển nhất là
Giải thích: Ở châu Á, khu vực có mạng lưới sông ngòi kém phát triển nhất là Tây Nam Á và Trung Á (khu vực có khí hậu khô hạn).
Đáp án: A
Câu 6:
Mạng lưới sông ngòi ở Tây Nam Á và Trung Á kém phát triển nhưng vẫn có một số sông lớn do
Giải thích: Mạng lưới sông ngòi ở Tây Nam Á và Trung Á kém phát triển nhưng vẫn có một số sông lớn do được cung cấp nước bởi băng tuyết trên núi tan ra.
Đáp án: C
Câu 7:
Vùng Xi-bia đặc trưng với kiểu cảnh quan tự nhiên nào?
Giải thích: Vùng Xi-bia là nơi phân bố chủ yếu của cảnh quan rừng lá kim, phân bố ở đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia và một phần Đông Xi-bia.
Đáp án: D
Câu 8:
Rừng lá kim là cảnh quan tự nhiên đặc trưng của vùng nào sau đây?
Giải thích: Rừng lá kim (rừng taiga) có diện tích rộng lớn nhất, phân bố chủ yếu ở Xi-bia.
Đáp án: A
Câu 9:
Nguyên nhân chủ yếu làm thu hẹp diện tích các cảnh quan rừng, xavan và thảo nguyên ở châu Á là do
Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu làm thu hẹp diện tích các cảnh quan rừng, xavan và thảo nguyên ở châu Á là do con người khai phá, biến thành đất nông nghiệp, các khu dân cư và khu công nghiệp.
Đáp án: B
Câu 10:
Tác hại mà con người gây ra đối với tài nguyên rừng ở châu Á là
Giải thích: Các hoạt sản xuất và phục vụ đời sống của con người đang ngày càng làm thu hẹp diện tích các cảnh quan thiên nhiên và làm suy giảm hệ sinh thái tự nhiên.
Đáp án: D
Câu 11:
Sông ở Nam Á có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ
Giải thích: Khu vực Nam Á có mưa nhiều nên nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các con sông ở Nam Á là từ nước mưa.
Đáp án: B
Câu 12:
Đặc điểm sông ngòi ở khu vực Nam Á là
Giải thích: Sông ngòi ở khu vực Nam Á có nhiều nước do có đây là khu vực mưa nhiều nên nước mưa là nguồn cung cấp chính, chế độ nước sông có sự phân hóa theo mùa. Còn khu vực Tây Nam Á và Trung Á, sông ngòi ít nước, một số sông lớn nhiều nước là do có nguồn cung cấp từ băng tuyết trên núi tan.
Đáp án: A
Câu 13:
Sông ngòi khu vực Bắc Á không có đặc điểm nào sau đây?
Giải thích: Đặc điểm sông ngòi Bắc Á là: hướng chảy từ Nam lên Bắc và đổ ra Bắc Băng Dương, nằm trong khu vực lạnh giá nên về mùa đông sông bị đóng băng kéo dài, mùa xuân băng tan gây ra lũ băng lớn. Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các con sông là băng tuyết tan => Nhận xét A, C, D đúng. Nhận xét B. Nguồn cung cấp nước chủ yếu do nước mưa là không đúng.
Đáp án: B
Câu 14:
Đặc điểm hướng chảy của sông ngòi ở Bắc Á là
Giải thích: Các sông ở Bắc Á hầu hết bắt nguồn từ vùng núi và cao nguyên ở nội địa chảy theo hướng từ nam lên bắc đổ ra Bắc Băng Dương.
Đáp án: D
Câu 15:
Khó khăn về mặt tự nhiên cản trở sự phát triển của châu Á không phải là
Giải thích: Tự nhiên châu Á có nhiều hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- đời sống như: địa hình núi cao hiểm trở khó khăn cho đi lại và giao lưu trao đổi, nhiều hoang mạc lớn khô cằn (vùng Tây Nam Á, Trung Á, nội địa), các thiên tai bão lũ, động đất, núi lửa, sóng thần…
=> Loại đáp án A, B, C.
- Châu Á có tài nguyên khoáng sản phong phú với trữ lượng lớn (dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, đồng…) thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp.
=> Nhận xét: khoáng sản có trữ lượng nhỏ và phân bố phân tán là không chính xác, đây không phải là khó khăn của tự nhiên châu Á.
Đáp án: B
Câu 16:
Phát biểu nào không đúng về thuận lợi mà tài nguyên khoáng sản đem lại cho châu Á?
Giải thích: Nhờ vào nguồn tài nguyên khoáng sản thuận lợi mà các nước ở Châu Á có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội như phát triển công nghiệp, xuất khẩu khoáng sản => Loại A, B, D.
Tuy nhiên ở khu vực Trung Đông đang diễn ra căng thẳng do tranh chấp dầu mỏ do đó đây là khó khăn mà khoáng sản đem lại chứ không phải thuận lợi => C đúng.
Đáp án: C
Câu 17:
Sông ngòi châu Á không có đặc điểm nào sau đây?
Giải thích: Mạng lưới sông ngòi châu Á khá phát triển với nhiều hệ thống sông lớn (sông Hoàng Hà, Trường Giang, A-mua, Ô-bi, Lê-na, Ấn – Hằng,…) => Nhận xét chủ yếu là các sông nhỏ, chỉ có một vài hệ thống sông lớn là không đúng.
Đáp án: C
Câu 18:
Nguyên nhân nào sau đây khiến châu Á có nhiều hệ thống sông lớn?
Giải thích: Nhìn chung châu Á là châu lục nhận được lượng mưa khá lớn đồng thời có địa hình cắt xẻ mạnh do đó có mạng lưới sông ngòi dày đặc và có nhiều hệ thống sông lớn như: sông Hoàng Hà, Trường Giang, A-mua, Ô-bi, Lê-na, Ấn – Hằng,…
Đáp án: A