Trắc nghiệm Địa 8 KNTT Bài 2: Địa hình Việt Nam có đáp án
-
466 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ở nước ta, địa hình đồi núi thấp dưới 1000m chiếm khoảng
Đáp án đúng là: D
Việt Nam có khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền là địa hình đồi núi, kéo dài từ vùng Tây Bắc xuống đến Đông Nam Bộ. Trong đó, đồi núi thấp có độ cao dưới 1 000 m chiếm 85% diện tích; các miền núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
Câu 2:
Địa hình nước ta có hướng nghiêng chung nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Địa hình nước ta có độ cao giảm dần từ nội địa ra biển, trùng với hướng tây bắc - đông nam. Hướng tây bắc - đông nam điển hình là các dãy núi: Con Voi, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,...
Câu 3:
Địa hình nước ta có hướng chủ yếu nào dưới đây?
Đáp án đúng là: B
Địa hình nước ta có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. Hướng tây bắc - đông nam điển hình là các dãy núi: Con Voi, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,...; Hướng vòng cung thể hiện rõ nét nhất ở vùng núi Đông Bắc với các dãy núi tiêu biểu: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều.
Câu 4:
Ở nước ta, đồi núi chiếm
Đáp án đúng là: C
Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích phần đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước. Đồi núi nước ta chạy dài 1 400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị biển nhấn chìm thành các quần đảo (như vùng biển Hạ Long, Quảng Ninh trong vịnh Bắc Bộ).
Câu 5:
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ ở nước ta địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt?
Đáp án đúng là: C
Địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt được biểu hiện ở một số đặc điểm sau:
- Lãnh thổ nước ta đã được tạo lập từ cách đây hàng chục triệu năm. Trải qua quá trình địa chất lâu dài, các vùng núi bị ngoại lực bào mòn, phá huỷ tạo nên những bề mặt san bằng, thấp và thoải.
- Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc địa hình lớn kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa. Trong đó, lại có các bậc địa hình nhỏ như các bề mặt san bằng, các cao nguyên xếp tầng, các bậc thềm sông, thềm biển,...
Câu 6:
Quá trình xâm thực, xói mòn ở nước ta diễn ra mạnh mẽ do
Đáp án đúng là: A
Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã đẩy nhanh tốc độ phong hoá; lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm cho quá trình xâm thực, xói mòn diễn ra mạnh mẽ, địa hình bị cắt xẻ. Bề mặt địa hình dễ bị biến đổi do hiện tượng trượt lở đất đá khi mưa lớn theo mùa.
Câu 7:
Địa hình nào sau đây là địa hình nhân tạo?
Đáp án đúng là: C
Địa hình nhân tạo ở nước ta là các dạng địa hình đê sông, đê biển. Dạng địa hình này tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Hồng.
Câu 8:
Các cao nguyên badan phân bố ở vùng nào dưới đây?
Đáp án đúng là: D
Dạng địa hình nổi bật ở vùng Tây Nguyên là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan.
Câu 9:
Địa danh nào sau đây chủ yếu là địa hình cac-xtơ?
Đáp án đúng là: A
Ở nước ta địa hình cacxtơ tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, Bắc Trung Bộ. Điển hình cao nguyên đá Đồng Văn; hệ thống đảo đá vôi trong vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể,…
Câu 10:
Địa hình đồi núi nước ta chia thành mấy vùng?
Đáp án đúng là: C
Địa hình đồi núi nước ta chia thành bốn vùng là Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Câu 11:
Dạng địa hình nổi bật ở vùng núi Trường Sơn Nam là
Đáp án đúng là: A
Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên. Dạng địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan.
Câu 12:
“Cao nguyên badan xếp tầng” phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi nào của nước ta?
Đáp án đúng là: D
Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên. Dạng địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan với một số cao nguyên rộng lớn như Kon Tum, Lâm Viên, Di Linh, Mơ Nông,…
Câu 13:
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng
Đáp án đúng là: D
Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng lớn nhất nước ta, có diện tích trên 40000 km2, được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Mê Công.
Câu 14:
Ở miền Trung, đồng bằng nào sau đây có diện tích lớn nhất?
Đáp án đúng là: B
Các đồng bằng duyên hải miền Trung có tổng diện tích khoảng 15000km2; bị các nhánh núi đâm ngang và ăn sát ra biển chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, rộng nhất là đồng bằng Thanh Hoá có diện tích 3100km2. Ngoài ra, còn có đồng bằng Nghệ An, Quảng Nam và Tuy Hoà.
Câu 15:
Khu vực có bờ biển bồi tụ thích hợp để phát triển
Đáp án đúng là: B
Bờ biển bồi tụ (tại các châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long) có nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển, thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản