Qua hai câu thực, tác giả muốn:
A. Ca ngợi sắc đẹp và tài năng của nàng Tiểu Thanh
B. Nói về triết lý về số phận con người trong xã hội phong kiến
C. Thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du
D. Tất cả các đáp án trên
→ Ca ngợi sắc đẹp và tài năng của nàng Tiểu Thanh – một con người toàn diện.
- Son phấn – chôn / Văn chương – đốt: chôn, đốt là những động từ cụ thể hóa sự ghen ghét, sự vùi dập phủ phàng của người vợ cả với nàng Tiểu Thanh → thái độ của xã hội phong kiến không chấp nhận những con người tài sắc.
→ Triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: tài hoa bạc mệnh, tài mệnh tương đố, hồng nhan đa truân,...cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập.
→ Bên cạnh triết lí đó còn có sự ca ngợi, sự khẳng định trường tồn, bất tử của cái đẹp, tài năng (vẫn hận, còn vương).
→ Giá trị nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du, sự xót xa cho những người vì sắc, vì tài mà bị hủy hoại.
Đáp án cần chọn là: D
Việc sử dụng phép đối trong các câu thơ thực và luận thể hiện điều gì?
Hai câu thực và hai câu luận, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?