Gieo hai con xúc xắc cân đối và quan sát số chấm xuất hiện ở mặt trên mỗi con xúc xắc. Biến cố nào sau đây là biến cố không thể?
A. “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 0”;
B. “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 1”;
C. “Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc giống nhau”;
D. “Hiệu số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là 3”.
Đáp án đúng là: A
Biến cố A là biến cố không thể vì số chấm thấp nhất xuất hiện trên mỗi mặt xúc xắc là 1 nên tích nhỏ nhất của số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là 1, không thể bằng 0.
Biến cố B là biến cố chắc chắn vì tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc thấp nhất là 2 (1 + 1 = 2). Còn lại các tổng đều lớn hơn 2.
Biến cố C là biến cố ngẫu nhiên vì ta biến cố C xảy ra khi hai mặt xúc xắc cùng xuất hiện số chấm là 2 và 2. Còn biến cố C không xảy ra khi hai mặt xúc xắc xuất hiện số chấm khác nhau.
Biến cố D là biến cố ngẫu nhiên vì nếu hai mặt xúc xắc xuất hiện mặt 5 và 2 chấm thì biến cố D xảy ra. Còn nếu xuất hiện mặt 4 và 3 chấm vì biến cố D không xảy ra.
Gieo một con xúc xắc sáu mặt cân đối. Xét các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn?
Tung một con xúc xắc. Biến cố “Xúc xắc xuất hiện mặt 9 chấm” là biến cố
An lấy ngẫu nhiên một viên bi trong một túi đựng 3 viên bi xanh và 7 viên bi đỏ có cùng kích thước. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn?
Có các tuyến đường với độ dài như hình vẽ để nối các điểm du lịch A, B và C. Bạn An đi từ A qua B rồi đến C. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố không thể?
Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2; 4; 5; 8; 10; 12}. Trong các biến cố sau, biến cố nào là cố không thể?