IMG-LOGO

Câu hỏi:

10/07/2024 82

Câu 2 (5.0 điểm)

Trong Tuyên ngôn độc lập, Chú tịch Hồ Chí Minh viết:

Hỡi đồng bào cả nước.

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ải, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

(Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.39)

Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về tư tưởng yêu nước được thể hiện qua đoạn trích.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Phân tích đoạn trích trong Tuyên ngôn độc lập; từ đó, nhận xét về tư tưởng yêu nước được thể hiện qua đoạn trích.

* Yêu cầu hình thức: 

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 

* Yêu cầu nội dung: 

1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

2. Phân tích đoạn trích

- Câu mở đầu Hỡi đồng bào cả nước: thu hút sự tập trung, chú ý, đồng thời thể hiện thái độ gần gũi, trìu mến mà Bác dành cho quốc dân đồng bào.

- Mở đầu bản tuyên ngôn, để nêu cơ sở pháp lí cho lời tuyên bố độc lập, Bác đã trích dẫn bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Đây là sự lựa chọn chính xác, khôn khéo và sáng tạo, hàm chứa những mục đích, ý nghĩa sâu sắc:

+ Thể hiện sự tôn trọng những thành quả Cách mạng của nhân loại nói chung và các quốc gia Pháp, Mỹ nói riêng. Điều này khiến cho lập luận của Bác có cơ sở bắt nguồn từ những chân lí đã được nhân loại công nhận.

+ Là cách dùng lập luận, lời tuyên bố của chính kẻ thù để cảnh cáo, răn đe và ngăn chặn âm mưu xâm lược của chúng.

+ Ngầm khẳng định vị thế ngang bằng của ba cuộc cách mạng, ba nền độc lập và ba quốc gia (vừa chứa đựng ý nghĩa chính trị vừa thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc).

- Sau mỗi phần trích dẫn các bản tuyên ngôn, Bác luôn có sự bình luận, mở rộng sáng tạo, xác đáng và giàu ý nghĩa:

+ Sau khi trích bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ, Bác đã suy rộng ra để từ quyền của mỗi cá nhân nâng lên thành quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của các dân tộc trên thế giới. Đó là một sự suy luận có đóng góp quan trọng cho tư tưởng giải phóng dân tộc, có ý nghĩa thôi thúc, động viên với tất cả các nước thuộc địa trên thế giới để vươn lên đấu tranh giải phóng mình, lôi kéo được sự đồng tình, ủng hộ của dư luận quốc tế.

+ Sau khi trích bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791, Bác đã chốt lại bằng lời khẳng định: Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. Câu chốt ấy vừa khẳng định tính đúng đắn của chân lí về quyền tự do, bình đẳng, ngầm cảnh báo với kẻ thù xâm lược rằng chúng không thể phủ nhận những lí lẽ, chân lí mà toàn thế giới đã công nhận, vừa là tiền đề cho sự lập luận ở phần sau, khi bác phơi bày tội ác của thực dân Pháp.

- Sau khi đưa ra các lí lẽ, Bác đã chỉ ra hành động thực tế của Pháp đã làm trên đất nước ta: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. Hai câu văn mở ra nội dung hoàn toàn tương phản với những chân lí không thể chối cãi được đã được khẳng định ở trên, từ đó, vạch trần bộ mặt bịp bợm, xảo trá của thực dân Pháp và khẳng định tính chất phi nghĩa trong hành động của chúng, khẳng định hành động thực tế của chúng đã đi ngược lại với những chân lí tốt đẹp mà cha ông chúng tạo nên.

- Nghệ thuật:

Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, vừa ngắn gọn, súc tích, vừa khéo léo, kiên quyết; ngôn ngữ giản dị, chính xác, rõ ràng, giọng điệu hùng hồn, đầy cảm xúc,...

3. Nhận xét

Tư tưởng yêu nước được thể hiện qua đoạn trích: niềm tin và sự khẳng định quyền độc lập, tự chủ chính đáng của đất nước; ý thức tự hào và tự tôn dân tộc; tố cáo, lên án bộ mắt xảo trá và những tội ác của kẻ thù…

4. Đánh giá

Hồ Chí Minh đã mở đầu bản tuyên ngôn rất súc tích, ngắn gọn nhưng qua đây chúng ta đã thấy được một nhân cách lớn và một trí tuệ lớn. Đoạn trích đã thể hiện tư tưởng yêu nước, tinh thần nhân văn sâu sắc cũng như nghệ thuật viết văn chính luận bậc thầy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những điều bản thân cần làm để xứng đáng với sự hi sinh của những anh hùng liệt sĩ.

Xem đáp án » 05/01/2024 251

Câu 2:

Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:

Đêm Noel ấy, Chúa ở đâu?

Để Lưu Xá nhuốm màu khói lửa

Những chị, những anh không còn nữa

Đại đội 915 còn lại bao người?

Xem đáp án » 05/01/2024 141

Câu 3:

Nhận xét tình cảm của tác giả dành cho 60 người lính của Đại đội 915 đã hi sinh qua những dòng thơ:

Trước bia ghi danh, em bỗng nghẹn lời.

Gửi vào trang thơ cồn cào thương nhớ

Dưới lớp đất kia là 60 ngôi sao nhỏ

Lấp lánh đêm đêm canh giấc ngủ cho đời ...

Xem đáp án » 05/01/2024 73

Câu 4:

Xác định thể thơ của đoạn trích.

Xem đáp án » 05/01/2024 61

Câu 5:

Chỉ ra những từ ngữ thể hiện tâm trạng của tác giả trước sự hi sinh của những người lính trong đoạn trích.

Xem đáp án » 05/01/2024 56

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »