Cho các phát biểu sau:
(1) Anilin và phenol đều ít tan trong nước, dung dịch của chúng đều không làm đổi màu quì tím.
(2) Khi tách hiđro các ankan (trừ metan) sẽ thu được anken có mạch cacbon tương ứng.
(3) Tripeptit Gly-Ala-Glu phản ứng hoàn toàn với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 3.
(4) Sản phẩm trùng hợp metyl metacrylat được dùng để làm thủy tinh hữu cơ.
(5) Chiếu sáng hỗn hợp neopentan (2,2-đimetylpropan) và clo sẽ thu được tối đa 4 dẫn xuất monoclo.
(6) Đề hiđrat hóa ancol secbutylic (butan−2−ol) sẽ thu được 2 anken đồng phân cấu tạo của nhau.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
Đáp án đúng là: A
Các phát biểu (1), (2), (4), (6) đúng.
(3) Sai: Gly-Ala-Glu + 4NaOH → GlyNa + AlaNa + GluNa2 + 2H2O.
(5) Sai, chỉ thu được 1 dẫn xuất monoclo là (CH3)3C-CH2Cl.
(6) Đúng, thu được CH2=CH-CH2-CH3 và CH3-CH=CH-CH3.
Hỗn hợp X gồm các hiđrocacbon có công thức dạng C5Hy và H2. Đun nóng 0,5875 mol X với Ni, sau một thời gian phản ứng thu được hỗn hợp M chỉ chứa các hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn M thu được 23,175 gam H2O. Biết tỉ khối của M so với hiđro bằng 35,15. Mặt khác, 14,06 gam X tác dụng tối đa với m gam brom. Giá trị của m là
Để tráng 50 chiếc gương soi có diện tích bề mặt 0,4 m² với độ dày 0,1 μm người ta cho m gam glucozơ thực hiện phản ứng với lượng dư dung dịch bạc nitrat trong amoniac. Biết khối lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm³ và hiệu suất của quá trình là 65%. Giá trị gần nhất của m là
Một mẫu cồn X (thành phần chính là C2H5OH) có lẫn metanol (CH3OH). Đốt cháy 15 gam cồn X tỏa ra nhiệt lượng 437,85 kJ. Biết khi đốt cháy 1 mol metanol tỏa ra nhiệt lượng là 716 kJ, đốt cháy 1 mol etanol tỏa ra nhiệt lượng là 1370 kJ. Phần trăm tạp chất metanol trong X là
Tiến hành thí nghiệm sau:
Bước 1: Rót vào 2 ống nghiệm 1, 2 mỗi ống khoảng 3 mL dung dịch H2SO4 loãng rồi cho vào mỗi ống một mẩu kim loại kẽm nguyên chất.
Bước 2: Nhỏ thêm 2 - 3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống 2.
Quan sát hiện tượng và so sánh lượng bọt khí thoát ra ở 2 ống nghiệm. Cho các phát biểu sau:
(1) Tốc độ khí thoát ra ở ống nghiệm 2 nhanh hơn so với ống nghiệm 1.
(2) Ở ống nghiệm 1 chỉ xảy ra ăn mòn hoá học còn ở ống nghiệm 2 chỉ xảy ra ăn mòn điện hoá.
(3) Lượng bọt khí thoát ra ở hai ống trong cùng một thời điểm là như nhau.
(4) Ở cả hai ống nghiệm, kim loại Zn đều bị ăn mòn, bị oxi hóa thành ion Zn2+.
(5) Ở ống nghiệm 2, hiện tượng không thay đổi khi thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch MgSO4.
(6) Nếu ở bước 2 thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch ZnSO4 khí thoát ra sẽ nhanh hơn.
Số phát biểu đúng là
Vật liệu polime nào sau đây trong thành phần không chứa nguyên tố nitơ?
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân MgCl2 nóng chảy.
(b) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(c) Nhiệt phân hoàn toàn CaCO3.
(d) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Dẫn khí H2 dư đi qua bột CuO nung nóng.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là
Trường hợp nào sau đây có xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa (kim loại sử dụng trong các thí nghiệm được coi là tinh khiết)?
Kali tác dụng với dung dịch chất nào sau đây không tạo thành kết tủa?
Thủy phân 10,36 gam etyl fomat trong dung dịch chứa 6,4 gam NaOH đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Cho m gam hỗn hợp X gồm ZnO, CuO, ZnS và Cu2S (oxi chiếm 20% khối lượng) tan vừa đủ trong dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Y chứa 4m gam muối trung hòa và 0,840 lít (ở đktc) hỗn hợp khí gồm NO2, SO2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2 được dung dịch Z và 11,65 gam kết tủa. Cô cạn Z được chất rắn T, nung T đến khối lượng không đổi thu được 3,36 lít (ở đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 19,5. Giá trị gần nhất của m là
Chất béo nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường và có 98 nguyên tử hiđro trong phân tử?
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H16O6N2. Từ X thực hiện các chuyển hóa sau (theo đúng tỉ lệ mol)
(1) X + 3NaOH → 2Y + Z + T. (2) Y + 2HCl → M + NaCl.
(3) Z + HCl → Q + NaCl. (4) Q + T ⇋ CH3COOCH3 + H2O.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Hỗn hợp A gồm ancol đơn chức X, axit 2 chức mạch hở Y và Z là sản phẩm este hóa của X và Y. Cho 0,45 mol A (trong đó số mol của X lớn hơn số mol Y) phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư thì thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc). Mặt khác, cũng 0,45 mol A phản ứng vừa đủ với 250 mL dung dịch NaOH 2,0M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 37,0 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn 0,45 mol A thì thu được 36,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 23,4 gam nước. Phần trăm khối lượng của Y trong A là