a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích. Từ đó, nhận xét về cách nhìn cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và đoạn trích.
* Cảm nhận đoạn trích:
- Hoàn cảnh của người đàn bà hàng chài:
+ Nhà nghèo đông con.
+ Cuộc sống hàng chài trôi nổi, bấp bênh.
+ Phải sống trong cảnh bạo lực gia đình, thường xuyên bị người chồng đánh đập dã man.
+ Dù chị đã có gắng hết sức che chắn xin chồng đừng đánh trên thuyền, trước mắt con cái nhưng tôi những đứa con vẫn biết sự thật, chị vô cùng xấu hổ, đau đớn, tủi nhục.
-> Người đàn bà hàng chài không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị giày vò về tinh thần.
- Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài:
+ Cam chịu, nhẫn nhục: Khi bị chồng đánh không kêu van, không chống trả, không tìm cách chạy trốn.
+ Rất tự trọng: Sau khi biết được hành động vũ phu của chồng đã bị thằng Phác (con trai) và người khách lạ (Phùng) chứng kiến, chị thấy đau đớn vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã. Và chị đã khóc.
+ Bao dung, vị tha:
Bào chữa cho chồng: bản chất hiền lành, không đánh vợ. Vì cuộc sống túng quẫn mới lấy việc đánh vợ để giải tỏa nỗi uất ức trong lòng. Người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục, gắng sức chịu đựng để giúp chồng lấy lại thăng bằng mà sống tiếp những ngày tháng cơ cực.
Cầu xin vị chánh án đừng bắt mình phải li hôn với gã chồng vũ phu: Con lạy quý toà... Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó.
+ Thương con, giàu đức hi sinh:
Chị lo sợ thằng Phác sẽ có những hành động nông nổi với bố, chị đã gửi con cho bố ruột mình nuôi. Không muốn con nhìn thấy cảnh cha đánh mẹ, chị xin với chồng mỗi lần đánh chị thì lên bờ mà đánh khi không có mặt con. Đó cũng là một cách ứng xử rất nhân bản, chị không muốn làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của những đứa con.
Chị hiểu được thiên chức của người phụ nữ: Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được ! Hóa ra, chị không thể bỏ chồng vì cuộc sống trên thuyền không thể thiếu một người đàn ông trong những lúc phong ba, bão táp, các con chị phải được nuôi nấng, phải được lớn lên. Vì thế chị đành phải lựa chọn một giải pháp mà người ngoài nhin vào khó lòng chấp nhận. Chị chịu để chồng đánh như thực hiện một nghĩa vụ. Chị chấp nhận những đòn roi như một phần cuộc đời mình, chấp nhận nó như cuộc sống của người đi biển đánh cá phải đương đầu với sóng to, gió lớn. Hành động sẵn sàng chấp nhận bất hạnh để đổi lại cuộc sống gia đình đủ đầy cha mẹ và những bữa ăn no bắt nguồn từ tình thương con của người mẹ giàu đức hi sinh.
Thương con nên người đàn bà vô cùng đau khổ khi thấy con cái vì thương mẹ mà hận bố, chị đau đớn – vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã.
+ Là người sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời:
Chị thấu hiểu nguyên nhân khiến cho người chồng trở nên vũ phu, tàn
bạo: Giá tôi đẻ ít đi hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn. Chị hiểu rõ tác hại của cảnh xô xát bạo hành trong gia đình đối với những đứa con nên chị xin chồng đưa chị lên bờ mà đánh.
Chị dùng kinh nghiệm cuộc sống của một người từng trải để lí giải, thuyết phục Phùng và Đẩu, giúp họ hiểu ra nhiều điều về cuộc sống và con người: các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông....
+ Trân quý hạnh phúc gia đình, biết chắt chiu niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, giản dị: Chị nói: trên thuyền cũng có những lúc vợ chồng, con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ và vui nhất là khi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no. Chính vì vậy, khi chánh án Đầu đề nghị chị li hôn với chồng chị đã nhất định không chấp nhận.
=> Như vậy, thấp thoáng trong người đàn bà hàng chài ấy là bóng dáng của những người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh. Đó là vẻ đẹp riêng, là những “hạt ngọc ẩn giấu” mà Nguyễn Minh Châu tìm thấy trong bùn đất đời thường.
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Xây dựng nhân vật bằng bút pháp hiện thực và trữ tình, toát ra cảm
hứng nhân văn nhẹ nhàng, thấm thía.
+ Ngôn ngũ miêu tả, trần thuật chân thực, khách quan.
+ Lời đối thoại đan xen hài hòa, tinh tế,đầy ấn tượng.
+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo...
* Đánh giá chung:
- Nhân vật người đàn bà hành chài là hiện thân cho nỗi khổ của người lao động nghèo miền biển. Cuộc đời có nhiều bất hạn, đắng cay nhưng chị có vẻ đẹp tâm hồn thật đáng trân trọng. Đó là “hạt ngọc” ẩn giấu, khuất lấp sau bùn đất cuộc đời.
- Đoạn trích góp phần làm nổi bật phong cách nghệ thuật của tác giả Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau năm 1975: Tập trung khai thác vấn đề thế sựu và con người thời hậu chiến.
* Nhận xét về cách nhìn cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu:
- Bằng việc tạo dụng những tương quan đối lập, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã có cái nhìn hiện thực mới mẻ, sâu sắc, hướng đến khám phá hiện thực ở bề sâu, phát hiện bản chất đời sống. Trong cuộc sống đói nghèo, Nguyễn Minh Châu vẫn nhìn thấy ở người đàn bà hàng chài những nét đẹp tâm hồn rất đáng trân trọng.Từ đó nhà văn gửi gắn những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống và con người: Phải nhìn cuộc sống và con người bằng cái nhìn đa diện, nhiều chiều, không nên đánh giá phiến diện, một chiều.
- Mặt khác, thông qua cái nhìn về hiện thực cuộc sống và con người sau năm 1975, nhà văn bộc lộ sự đồng cảm, xót thương với những con người bé nhỏ, bất hạnh.
- Như vậy, cách nhìn hiện thực cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã góp phần tạo nên giá trị nhân đạo và sức sống của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, đồng thời thể hiện nét đổi mới của văn học sau năm 1975.