II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của lao động đối với mỗi người.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Giá trị của lao động đối với mỗi người.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề giá trị của lao động đối với mỗi người. Có thể theo hướng:
- Lao động là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người.
- Lao động là nền tảng để con người tồn tại, phát triển và tiến bộ
- Lao động giúp con người tìm thấy niềm vui, cuộc sống không nhàm chán và trở nên ý nghĩa hơn.
Lao động giúp con người phát triển tư duy hoàn thiện bản thân và thúc đẩy sự phát triển của bản thân và xã hội.
Chỉ ra biện pháp tu từ được thể hiện trong những dòng thơ sau:
Người đi xa để lại một mùa vàng
Lúa gặt rồi, đồng phơi gốc rạ
Cánh cò trắng về đâu hối hả
Mặt trời chìm sau lũy tre xa...
Từ suy ngẫm của tác giả về việc học cày trong bài thơ trên, anh/chị hãy rút ra thông điệp ý nghĩa về lẽ sống cho bản thân.
Nêu nội dung của những dòng thơ sau:
Trâu ơi chớ ngỡ ngàng bước mới
Buổi tập đàu đường cày còn lỏi
Mà sá cày vẫn lật những đường vui
Đất trở mình hứa hẹn sinh sôi.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Trong “Người lái đò sông Đà”, tác giả Nguyễn Tuân viết:
Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất (5) tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số án ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới.
(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2019, tr. 186-187)
Phân tích đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp độc đáo của Sông Đà.