IMG-LOGO

Câu hỏi:

20/07/2024 18

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Trong “Vợ chồng A Phủ”, tác giả Tô Hoài viết:

Trong bóng tối, Mỵ đứng im như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mỵ vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mỵ đi theo những cuộc chơi. "Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào!" Mỵ vùng bước đi. Nhưng chân đau không cựa được. Mỵ không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mỵ thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này, lúc trai đang đến gò vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mỵ nín khóc, Mỵ lại bồi hồi.

Cả đêm Mỵ phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại tràn trề tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sửa xa xa. Mỵ lúc mê, lúc tình. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ.

Mỵ bàng hoàng tỉnh. Buổi sáng âm âm trong cái nhà gỗ rộng. Vách bên cũng im ắng. Không nghe tiếng lửa réo trong lò nấu lợn. Không một tiếng động. Không biết bên buông quanh đấy, các chị vợ anh, vợ chú của A Sử có còn ở nhà, không biết tất cả những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan đã được đi chơi hay cũng đang phải trói như Mỵ. Mỵ không thể biết. Ðời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài, một đời người chỉ biết đi theo đuổi con ngựa của chồng. Mỵ chợt nhớ lại câu chuyện người ta vẫn kể: đời trước, ở nhà thống lý Pá Tra có người trói vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến, vợ chết rồi. Mỵ sợ quá, Mỵ cựa quậy. Xem mình còn sống hay chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây chói xiết lại, đâu đứt từng mảnh thịt.

 (Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 8-9)

Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật Mị qua đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tình cảm của nhà văn dành cho người phụ nữ Tây Bắc được thể hiện trong đoạn trích.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật Mị qua đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét tình cảm của nhà văn dành cho người phụ nữ Tây Bắc thể hiện qua đoạn trích.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và đoạn trích.
* Cảm nhận về nhân vật Mị:
- Hoàn cảnh của Mị trước khi bị trói trong đêm tình mùa xuân:
+ Mị là một co gái trẻ xinh đẹp, yêu đời, chăm chỉ lao động, nhà nghèo và rất hiếu thảo;
+ Do món nợ truyền kiếp của cha mẹ, Mị phải làm dâu gạt nợ cho thống lí Pá Tra, sống cuộc đời trâu ngựa khổ đau.
+ Nhưng tận đáy sâu tâm hồn câm lặng ấy vẫn le lói tia lửa sống, chỉ chờ dịp là bùng lên mạnh mẽ. Dịp ấy đã đến trong đêm tình mùa xuân phơi phới mà tiếng sáo gọi bạn đầu làng đã làm...
- Diễn tả tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tối khi bị A Sử trói, không cho đi chơi xuân:
+ “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi...: Mị như quên hẳn mình đang bị trói, quên những đau đớn về thể xác. Mị vẫn thả hồn theo những cuộc chơi, những tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết, tiếng sáo không chỉ vang vọng trong không gian mà còn tồn tại trong chính tâm hồn Mị. Ngay cả khí có bị trói đứng thì âm thanh của tiếng sáo như ma lực làm bùng cháy trong Mị niềm khao khát yêu, khao khát sống.
+ Tiếng sáo của những đôi lứa yêu nhau và của cả những người lỡ duyên đã có sự tác động lớn lao tới tâm hồn Mị. Nó thôi thúc Mị, khiến Mị vùng bước đi, quên thực tại đau khổ trước mắt. Chi tiết Mị “vùng bước đi” đã minh chứng được sức sống mãnh liệt trong tâm hồn Mị. Tâm hồn ấy đang đến với tự do, đang tràn trề nỗi khát khao yêu đương của tuổi trẻ. Nhưng cũng chính lúc này, khi “vùng bước đi” theo tiếng sáo, sợi dây trói thắt vào “tay chân đau không cựa được”, Mị mới trở lại với hiện thực phũ phàng, nghiệt ngã. Lòng Mị đau đớn, thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
+ Tiếng sáo tượng trưng cho tình yêu, hạnh phúc đột ngột biến mất, “Mị không nghe thấy tiếng sáo nữa”. “Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa”, tiếng chân ngựa đạp vào vách, nhai cỏ, gãi chân là những âm thanh của thực tại, đưa Mị trở lại với sự liên tưởng đau đớn bởi kiếp sống “không bằng con ngựa” của mình. Sau bao nhiêu năm tháng, Mị đã tỉnh táo nhận ra thân phận trâu ngựa của mình, đã thổn thức khi thấy mình “không bằng con ngựa” nhà thống lí. Hình ảnh so sánh con người với con vật cứ day dứt, trở đi trở lại trong tác phẩm. Khi về làm vợ A Sử chắc chắn nhiều lần Mị đã bị hắn đánh đập, hành hạ. Nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên Mị thổn thức nghĩ không bằng con ngựa. Bởi những lần trước Mị nghĩ mình cũng là con trâu, con ngựa thì đó là ý nghĩ của con người cam chịu, quen khô. Còn giờ đây, nó là cái thôn thức của tâm hồn bị vùi dập.
+ Dù đã trở lại với thực tại tàn nhẫn, suốt đêm mùa xuân ấy, quá khứ vẫn “nồng nàn tha thiết” trong nỗi nhớ của Mị với “hơi rượu toả, tiếng sáo dập dòn, tiếng chó sủa xa xa..." Đêm khuya là lúc trai đến bên vách làm hiệu rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi, Mỹ nín khóc. Mĩ lại bồi hồi.
+ Mị phải sống trong sự giằng xé giữa khao khát cháy bỏng, hiện tại tàn nhẫn. Tâm trạng Mị đồng hiện giữa quá khứ, hiện tại, chập chờn giữa tỉnh và mê. Trong đêm tình mùa xuân ấy, Mị đã thức tỉnh để nhận ra những bất hạnh, những cay đắng trong thân phận trâu ngựa của mình. Khi nhận ra thì cảm nhận về sự khổ ải sẽ càng thấm thía. Từ nay, có lẽ Mị sẽ không thể yên ổn với những suy nghĩ buông xuôi, cam chịu của mình. Khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc, khát vọng tuổi trẻ đã hồi sinh những cùng đã bị vùi dập. Và nó đang chờ ngọn gió để thổi bùng lên.
+ Mị bàng hoàng tỉnh... Không một tiếng động. Mị thương những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan. Cô Mị của ngày xưa – một người sống như đang chết, sống trong cảm giác chờ đợi sự giải thoát từ cái chết, giờ đây lại biết xót thương cho người khác, biết sợ hãi trước cái chết.
+ Mị thấy sợ khi nhớ tới từng có người đàn bà cũng bị đánh bị trói đã chết đúng chính căn buồng này. “Mị sợ quá, Mị cựa quậy” như để chứng minh mình vẫn còn sống. Mị sợ chết vì ám ảnh bởi bóng ma của thần quyền. Mị sợ chết cũng chứng tỏ Mị khao khát sống. Chết lúc này là chết oan uổng. Chính tiếng sáo, tiếng gọi tình yêu đã giúp Mị nhà phân ra sự sống đáng quý: phải sống để được yêu, được đón nhận hạnh phúc tuổi trẻ... Một khi biết sợ chết thì người ta càng thêm yêu cuộc sông. Mị cũng vậy
- Nghệ thuật:
+ Bút pháp miêu tả tâm lí sắc sảo, tinh tế
+ Cách dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên
+ Giọng trần thuật của tác giả hòa vào những độc thoại nội tâm của nhân vật tạo nên ngôn ngữ nửa trực tiếp đặc sắc.
- Đánh giá chung: Như vậy rõ ràng là cường quyền và thần quyền tàn bạo không thể dập tắt nổi khát vọng hạnh phúc, tình yêu nơi Mị. Cuộc nổi loạn tuy không thành công nhưng nó đã cho người đọc thấy sức sống mãnh liệt tiềm tàng trong những người nông dân tưởng chừng như nhỏ bé, khốn khổ nhất. Đoạn văn cũng cho thấy những thành công trong nghệ thuật kể chuyện, phân tích tâm lí nhân vật của Tô Hoài.
* Nhận xét tình cảm dành cho người phụ nữ Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài.
- Nhà văn dành cho người phụ nữ Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn chúa đất miền núi nhiều tình cảm. Trước hết là sự thấu hiểu, cảm thông với những khổ đau, bất hạnh mà họ phải chịu đựng. Nỗi đau mà Mị nếm trải khi bị A Sử trói được nhà văn tái hiện một cách chân thực mà đầy xót xa. Đó còn là sự trân trọng đối với sức sống tiềm tàng mãnh liệt, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của họ. Tuy sống trong thân phận trâu ngựa, bị đoạ đày giữa địa ngục trần gian nhưng họ không bao giờ chịu đầu hàng số phận, mà vẫn tìm cách vượt ngục tinh thần, tâm hồn được hồi sinh. Sợi dây trói kia chỉ trói được thể xác chứ không thể giam cầm tâm hồn họ.
- Những tình cảm chân thành, sâu sắc đó được thể hiện bằng khả năng diễn tả quá trình phát triển tính cách nhân vật hợp lí, tự nhiên, phong phú, phức tạp mà sâu sắc, phù hợp với quy luật phép biện chứng tâm hồn của nhà văn - người có duyên nợ với mảnh đất và con người Tây Bắc, và góp phần làm nên giá trị riêng cho tác phẩm.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nêu nội dung của những dòng thơ sau:

Những quần đảo long lanh như ngọc dát

Nói chẳng đủ đâu, tôi phải hát

Một bài ca bằng nhịp trái tim tôi

Đảo à, đảo ơi...

Xem đáp án » 13/06/2024 25

Câu 2:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc trân trọng quá khứ trong cuộc sống.

Xem đáp án » 13/06/2024 17

Câu 3:

Chỉ ra biện pháp tu từ được thể hiện trong những dòng thơ sau:

Mỗi đứa một quê

Thằng ở đồng chua

Đứa ở nước mặn

Vùng quê nào cũng nhiều kỷ niệm

Chia nhau nỗi nhớ nhà

Xem đáp án » 13/06/2024 16

Câu 4:

Nhận xét về hình tượng người lính đảo thể hiện trong những dòng thơ:

Chúng tôi coi thường gian nan

Dù đồng đội tôi có người ngã trước miệng cá mập

Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn

Tuổi trẻ là tuổi làm việc lớn

Xem đáp án » 13/06/2024 16

Câu 5:

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Xem đáp án » 13/06/2024 12

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »