Phân tích hiệu quả của câu hỏi tu từ được sử dụng trong những câu sau:
Nhưng dựa vào gì chứ? Dựa vào gì mà bạn cho rằng chẳng cần bỏ ra chút công sức nào cuộc sống sẽ dâng đến tận miệng những thứ mà bạn muốn?
- Những câu văn sử dụng câu hỏi tu từ: Nhưng dựa vào gì chứ? Dựa vào gì mà bạn cho rằng chẳng cần bỏ ra chút công sức nào cuộc sống sẽ dâng đến tận miệng những thứ mà bạn muốn?
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh những băn khoăn, trăn trở về nhận thức sai lệch của một số người trẻ không chịu bỏ công sức, không tự thân trải nghiệm, nỗ lực để đạt thành tựu mà giữ thái độ trông chờ vận may và những điều tốt đẹp tự nhiên đến trong cuộc sống.
+ Khuyên mọi người nên xóa bỏ tư duy không lao động để tạo ra thành tựu mà thụ động, phó mặt chờ vận may và những điều tốt đẹp tự đến. Đó là điều không bao giờ tồn tại.
+ Giúp sự diễn đạt trong lời văn trở nên hấp dẫn, gần gũi, thuyết phục.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Sông Hương là vậy, dòng sông của thời gian ngân vang, của sử viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự biến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước. Thính thoảng, tôi vẫn còn gặp trong những ngày nàng đem áo ra phơi, một sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: màu áo lục điều với loại vải vân thưa màu xanh tràm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người, thuở ấy các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng. Đấy cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương, giống như tấm voan huyền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông...
Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “dòng sông trắng - lá cây xanh" trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh" trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khỏi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đay, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiểu, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy.
Có một nhà thơ từ Hà Nội đã đến đây, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông, ném mẩu thuốc lá xuống chân cầu, hỏi với trời, với đất, một câu thật bâng khuâng:
- Ai đã đặt tên cho dòng sông ?
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2020, Tr. 29-30)
Anh/ chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó nhận xét vẻ đẹp quê hương đất nước trong văn bản của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi thanh xuân có giá trị.
Từ suy ngẫm của tác giả trong câu Nếu bạn chưa từng nỗ lực đi tìm kiếm nó, làm sao biết ước mơ không thể thành hiện thực?, anh/ chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân?
Theo đoạn trích, những người trẻ đang trong độ thanh xuân phơi phới không dám làm gì và mơ mộng về những điều gì?
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.