IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/07/2024 104

Hai câu thơ Lời ru chắp con đôi cánh/Lớn rồi con sẽ bay xa có ý nghĩa gì với anh chị?

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.

Cách giải:

Học sinh tự đưa ra cảm nhận của bản thân, có lý giải hợp lý.

Gợi ý:

- Hai câu thơ Lời ru chắp con đôi cảnh/Lớn rồi con sẽ bay xa có ý nghĩa sâu sắc đối với mỗi người con:

+ Nó nhắc nhở chúng ta về vai trò, ý nghĩa những lời ru của mẹ đối với cuộc đời ta. Lời ru nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người, khích lệ, động viên mỗi người mạnh mẽ trên đường đời.

+ Câu thơ còn như một lời nhắc nhở mỗi người phải sống có ước mơ, sống đẹp, sống có ích trong cuộc đời để xứng đáng với những thương yêu và hi sinh của mẹ.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cử còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

Xem đáp án » 13/06/2024 102

Câu 2:

II. LÀM VĂN.

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải có khát vọng “bay xa” trong cuộc đời.

Xem đáp án » 13/06/2024 43

Câu 3:

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Xem đáp án » 13/06/2024 35

Câu 4:

Theo tác giả, trong lời mẹ hát, đứa con gặp được những gì?

Xem đáp án » 13/06/2024 35

Câu 5:

II. LÀM VĂN.

Phân tích tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích sau. Từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.

Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trùng trùng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đẩy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đẩy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cải nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.13)

Xem đáp án » 13/06/2024 31

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »