-Hình ảnh ẩn dụ: khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại
+ Tâm hồn khô cằn hoặc đầy cỏ dại là hình ảnh ẩn dụ chỉ những cái xấu, cái tiêu cực, những hạn chế, khuyết điểm, là lối sống buông xuôi, phó mặc, sống không mục đích, không lí tưởng, bỏ mặc tâm hồn không chịu nuôi dưỡng, không chịu trau dồi bản thân, sống thiếu hiểu biết, hời hợt.
+ Tâm hồn ta như một khu vườn, nếu bỏ mặc thì đó sẽ là một khu vườn khô cằn hoặc đầy cỏ dại. Khi tâm hồn không được nuôi dưỡng thì cuộc sống của con người sẽ trở nên u ám, tăm tối, sống vô ích, vô nghĩa giữa cuộc đời, lúc đó con người tự đánh mất đi giá trị của chính mình, không thể đi đến thành công và cũng không có ích gì cho xã hội.
+ Biện pháp tu từ ẩn dụ làm cho đối tượng nghị luận trở nên sinh động, thuyết phục gợi lên những liên tưởng ý vị, sâu sắc.II. LÀM VĂN
II. LÀM VĂN
“Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa …..”
mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng.
Đất Nước có từ ngày đó ..”.
(Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập 1, trang 118, NXB Giáo dục, 2010 )
Cảm nhận của Anh(chị) về đoạn thơ trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về việc vận dụng chất liệu văn hóa, văn học dân gian trong đoạn thơ.