IMG-LOGO

Câu hỏi:

20/07/2024 38

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

“…Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.

Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng loé lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy…

(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 191)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó rút ra nhận xét về cái tôi trữ tình của Nguyễn Tuân.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Vhình tượng sông Đà trong đoạn trích; cái tôi trữ tình thể hiện trong đoạn trích.

 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

 * Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân (0,25 điểm), tuỳ bút Người lái đò Sông Đà và đoạn trích, nêu vấn đề cần nghị luận. (0,25 điểm).

- Nguyễn Tuân là nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam.

- Tuỳ bút Người lái đò sông Đà là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám 1945.

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Đoạn trích “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình. rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy. thể hiện thành công hình tượng sông Đà, đồng thời làm nổi bật cái tôi trữ tình trong tùy bút của Nguyễn Tuân.

 * Cảm nhận: Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của hình tượng sông Đà:

- Trữ tình qua dáng vẻ:

+ Sông Đà được cảm nhận ở phương diện không gian, từ điểm nhìn trên cao: Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ấn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và mù khói núi Mèo đốt nương xuân”:

+ Tác giả dùng câu văn dài, mềm mại; sử dụng rất nhiều vần bằng; điệp cụm từ “tuôn dài tuôc dài”; biện pháp so sánh độc đáo tài hoa... tạo nên ấn tượng về một dòng chảy nhẹ nhàng,êm đềm của dòng sông Đà ở hạ nguồn;

- Trữ tình qua sắc nước:

+ Nhà văn không đưa ra nhận xét một cách hồ đồ, mà ông “đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà; đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống”. Đó là một quá trình khám phá sông Đà thật kỹ, ở nhiều thời điểm khác nhau để phát hiện vẻ đẹp đa sắc, đổi màu theo mùa của con sông.

 + Mùa xuân, nước sông Đà “xanh ngọc bích” chứ không“xanh màu xanh canh hến như màu của sông Gâm, sông Lô.

+ Mùa thu, nước sông Đà “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa”.

+ Tự hào vẻ đẹp của con sông dân tộc, tác giả phủ định quan điểm sai lệch của thực dân Pháp, trả lại vẻ đẹp trong sáng cho sông Đà: “Chưa bao giờ, sông Đà có màu đen như “thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ra đổ mực Tây vào rồi gọi bằng một cái tên láo lếu”. Ở đây, nhà văn thể hiện tinh thần dân tộc rất cao khi dùng từ lên án thằng Tây láo lếu khi gọi Sông Đà là Sông Đen.

- Trữ tình qua cảnh sắc sinh động, gợi cảm:

+ Vẻ đẹp gợi cảm của cảnh sắc sông Đà làm cho người đi đường gần thì thấy yêu thương, xa thì thấy nhớ nhung lưu luyến. Vì vậy tác giả ví sông Đà như một “cố nhân”, một tri kỷ khi xa thì nhớ, khi gặp lại thì vui sướng vỡ òa.

+ Vẻ đẹp bừng sáng trong ngày nắng của sông Đà được tác giả so sánh như ánh sáng loang loáng từ miếng kính trẻ con chiều vào mắt mình rồi bỏ chạy...

+ Câu văn “Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà” giàu nhịp điệu với biệp pháp liệt kê đã làm nổi bật vẻ đẹp chan hòa, sống động của dòng sông.

+ Trước vẻ đẹp gợi cảm của sông Đà, tác giả thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc khi gặp lại “có nhân” sông Đà: “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nổi lại chiêm bao đứt quãng”. Có thể nói đây là 2 hình ảnh so sánh rất lạ.Cách so sánh giúp tác giả diễn tả chính xác niềm vui căng tràn, mãnh liệt cũng như sự trân quý cuộc hội ngộ với dòng sông Tây Bắc này.

- Nghệ thuật:

+ Hình ảnh ngôn từ mới lạ, câu văn trùng điệp mà vẫn nhịp nhàng về âm thanh nhịp điệu.

+ Cách so sánh, nhân hóa táo bạo mà kì thú, lối tạo hình giàu tính mĩ thuật, phối hợp nhiều góc nhìn theo kiểu điện ảnh.

 * Đánh giá: Qua đoạn trích  Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình. rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy. trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà”, qua hình tượng con sông Đà thơ mộng, gợi cảm, trữ tình, Nguyễn Tuân muốn ca ngợi vẻ đẹp phong phú của thiên nhiên miền Tây Bắc: không chỉ dữ dội, hùng vĩ, mà còn nên thơ, gợi cảm, trữ tình. Đồng thời qua đó, độc giả thấy được một tình thần lao động đầy đam mê, hăng say, nghiêm túc của nhà văn Nguyễn Tuân.

 *Nhận xét cái tôi trữ tình thể hiện trong đoạn trích

- Cái tôi trữ tình, say mê cái đẹp thiên nhiên; ngợi ca, tự hào trước vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của Tây Bắc; cái tôi yêu nước, hòa nhập với cuộc sống mới, con người mới.

- Cái tôi uyên bác, tài hoa với thể tùy bút phóng túng.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Anh/ chị xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn thơ:

Không có gì tự đến dẫu bình thường.
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.

Xem đáp án » 15/06/2024 90

Câu 2:

Anh (chị) có đồng tình với quan điểm “Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!” của nhân vật trữ tình trong bài thơ không? Vì sao?

Xem đáp án » 15/06/2024 60

Câu 3:

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Từ nội dung của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc tự mình vươn lên trong cuộc sống.

Xem đáp án » 15/06/2024 58

Câu 4:

Tìm trong văn bản những điều “không tự đến” mà người cha (mẹ) đã nói với con.

Xem đáp án » 15/06/2024 35

Câu 5:

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

Xem đáp án » 15/06/2024 32

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »